NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG UNG THƯ HẠ HỌNG - THANH QUẢN GIAI ĐOẠN III, IVA-B TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN NĂM 2020

Đình Hiếu Thái 1,, Tiến Quang Nguyễn 2
1 Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư hạ họng - thanh quản (UTHH-TQ) là loại ung thư tương đối phổ biến, chiếm khoảng 6% trong các loại ung thư vùng đầu cổ. Bệnh không những ảnh hưởng trầm trọng đến các chức năng thở, nuốt và nói mà còn nguy hại đến tính mạng. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể hạ thấp tỉ lệ tử vong một cách đáng kể. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học UTHH-TQ giai đoạn III, IVA-B. Đánh giá hình thái tổn thương UTHH-TQ qua nội soi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 53 người bệnh và 48 hồ sơ bệnh án UTHH-TQ giai đoạn III, IVA-B tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An từ tháng 01/2020 đến hết tháng 12/2020. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu thông tin thứ cấp trên 48 bệnh án, khám và hỏi trên 53 người bệnh. Kết quả: Chỉ số toàn trạng (PS) chủ yếu PS=1 (64,4%); rối loạn nuốt 93/101(92,1%), nổi hạch cổ 74/101 (73,3%), khàn tiếng 21/101(20,8%). Giai đoạn bệnh chủ yếu giai đoạn IV 70/101 (79,3%). Mô bệnh học: 100% ung thư biểu mô tế bào vảy có độ mô học II và III. Ung thư hạ họng - thanh quản chủ yếu xuất phát từ xoang lê 82/101(81,2%). Thể sùi gặp nhiều nhất 70/101(69,3%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đàm Trọng Nghĩa (2018). Nghiên cứu ứng dụng hóa trị trước phối hợp hóa xạ trị đồng thời ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn III-IV, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, trang 53-56
2. Ngô Thanh Tùng (2011). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả hoá - xạ trị gia tốc đồng thời ung thư hạ họng - thanh quản giai đoạn III - IVB không mổ được tại Bệnh viện K 2011, Luận án Tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Như Ước (2019). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính và mối liên quan của một số yếu tố tiên lượng với kết quả điều trị của ung thư hạ họng, Luận án Tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội, trang 49-51.
4. Phùng Thị Hòa (2020). Đánh giá điều trị ung thư biểu mô vảy hạ họng giai đoạn III, IV (M0) bằng Cisplatin - Taxane và 5FU trước phẫu thuật và/hoặc xạ trị, Luận án Tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội, trang 51-52.
5. De Souza Viana L, et al (2016). Efficacy and safety of a cisplatin and paclitaxel induction regimen followed by chemoradiotherapy for patients with locally advanced head and neck squamous cell carcinoma, Head Neck, 38(1), 970-980.
6. Dietz A, et al (2009). Induction chemotherapy with paclitaxel and cisplatin followed by radiotherapy for larynx organ preservation in advanced laryngeal and hypopharyngeal cancer offers moderate late toxicity outcome (DeLOS-I-trial), Eur. Arch. Oto-Rhino-Laryngol. Off. J. Eur. Fed. Oto-Rhino-Laryngol. Soc. EUFOS Affil. Ger. Soc. Oto-Rhino-Laryngol. - Head Neck Surg, 266(8), 1291–1300
7. K. Pruegsanusak et al (2012)., Survival and prognostic factors of different sites of head and neck cancer: an analysis from Thailand’, Asian Pac. J. Cancer Prev. APJCP, 13(3), 885–89.
8. Ravindra U và John B (2007)."Neoplasm of hypopharynx and cervical eosophagus". Cummings CW Otolaryngology, Elsevier, Philadelphia, USA.