MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỨC ĐỘ XƠ HOÁ GAN VỚI KIỂU GEN HBV Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN

Hồ Tấn Phát1,, Nguyễn Đức Duy 1, Hoàng Văn Thịnh 1, Nguyễn Đình Song Huy 1, Phạm Hùng Vân 2,3, Nguyễn Tiến Thịnh 4
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại học y khoa Phan Châu Trinh
3 Nam khoa Biotek
4 Bệnh viện TWQĐ 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Tác động của nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) đến tình trạng tổn thương gan trong các nghiên cứu trước đây cho thấy những bệnh nhân nhiễm HBV kiểu gen C có nguy cơ xơ hoá gan và diễn tiến tới xơ gan, ung thư gan cao hơn so với kiểu gen B. Mục tiêu: Khảo sát mối liên hệ giữa mức độ xơ hóa gan với kiểu gen HBV ở bệnh nhân HCC nhiễm HBV mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 107 bệnh nhân nhiễm HBV kiểu gen B và C được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) bằng mô bệnh học sau phẫu thuật cắt khối u gan tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 10/2018-04/2019. Mức độ xơ hóa gan được phân loại theo HAI hiệu chỉnh (Modified Histologic Activity Index) của Ishak. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 51,4 ± 11,4. Tỷ lệ nam/nữ = 7,2/1. Tỷ lệ bệnh nhân HCC ở hai nhóm không xơ gan và xơ gan là 35,5% và 64,5%. Bệnh nhân HCC nhiễm HBV kiểu gen C có tỷ lệ xơ gan cao hơn so với kiểu gen B (80% và 53,2%, p=0,005). Bệnh nhân có HBeAg dương tính sẽ có tỷ lệ xơ gan cao hơn (87,1% và 55,3%, p=0,002) nhưng lại có độ tuổi trung bình thấp hơn (45,96 ± 10,7 và 54,66 ± 11,37, p=0,002) so với nhóm có HBeAg âm tính. Kết luận: HCC ở bệnh nhân nhiễm HBV kiểu gen C có mức độ xơ hoá gan nặng hơn kiểu gen B. Những bệnh nhân có HBeAg dương tính mặc dù có tỷ lệ xơ gan cao hơn nhưng độ tuổi trung bình lại thấp hơn nhóm bệnh nhân HBeAg âm tính.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Minh Huy. Nghiên cứu giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch các yếu tố tiên lượng của carcinôm tế bào gan. Luận án Tiến sĩ Y học 2012, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
2. Liu CJ, Kao JH. Global perspective on the natural history of chronic hepatitis B: role of hepatitis B virus genotypes A to J. Semin Liver Dis 2013, 33(2): 97-102.
3. Yang HI, Lu SN, Liaw YF, et al. Hepatitis B e antigen and the risk of hepatocellular carcinoma. N Engl J Med 2002, 347(3): 168-174.
4. Kim JM, Kwon CH, Joh JW, et al. Differences between hepatocellular carcinoma and hepatitis B virus infection in patients with and without cirrhosis. Ann Surg Oncol 2014, 21(2): 458-465.
5. Chan HL, Wong GL, Tse CH, et al. Hepatitis B virus genotype C is associated with more severe liver fibrosis than genotype B. Clin Gastroenterol Hepatol 2009, 7(12): 1361-1366.
6. Perisetti A, Goyal H, Yendala R, et al. Non-cirrhotic hepatocellular carcinoma in chronic viral hepatitis: Current insights and advancements. World J Gastroenterol 2021, 27(24): 3466-3482.
7. Liaw YF, Tai DI, Chu CM, et al. The development of cirrhosis in patients with chronic type B hepatitis: a prospective study. Hepatology 1988, 8(3): 493-496.
8. Lok AS. Hepatitis B: liver fibrosis and hepatocellular carcinoma. Gastroenterol Clin Biol 2009, 33(10-11): 911-915.