NHẬN XÉT NỒNG ĐỘ PROGESTERONE VỚI TỶ LỆ THAI LÂM SÀNG TRONG CHUYỂN PHÔI ĐÔNG LẠNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét nồng độ progesterone trước chuyển phôi với tỷ lệ có thai lâm sàng trong chuyển phôi đông lạnh ngày 5 tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng. Phương pháp nghiên cứu: mô tả hồi cứu. Kết quả: Tỷ lệ thai lâm sàng trong nghiên cứu là 72,4%. Nồng độ progesterone (P4) huyết thanh trung bình trước ngày chuyển phôi của nhóm đối tượng nghiên cứu là 11,22 ± 3,98ng/mL. Đường cong ROC cho thấy giá trị tiên đoán đáng kể của nồng độ P4 huyết thanh trước chuyển phôi đối với tỷ lệ thai lâm sàng, diện tích dưới đường cong (AUC) giá trị cao là 0,6628. Giá trị ngưỡng tối ưu để dự đoán tỷ lệ thai lâm sàng mức P là 9,2ng/ml (độ nhạy 77,53%, độ đặc hiệu 54,74%). Nhóm bệnh nhân với Progesterone >9,2ng/ml khả năng có thai lâm sàng cao hơn gấp 2,62 lần so với nhóm còn lại (95%CI = 1,17 – 5,86) có ý nghĩa thống kê với p = 0,017.Có mối liên quan nghịch biến giữa nồng độ Progesterone trước chuyển phôi 1 ngày và cân nặng, với hệ số tương quan p = 0,043 và r = - 0,1288. Không có sự khác biệt đáng kể về nồng độ của progesterone huyết thanh liên quan đến tuổi, niêm mạc tử cung, BMI. Kết luận: Tỷ lệ thai lâm sàng ở nhóm bệnh nhân có P4 huyết thanh >9,2 ng/ml (76,4%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm P4 ≤ 9,2 ng/ml(55,3%) với p = 0,017. Cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định thời điểm đo nồng độ Progesterone và tìm điểm Cut off phù hợp với từng trung tâm hỗ trợ sinh sản. Cần đưa ra chiến lược cá thể hóa hỗ trợ hoàng thể trong chuyển phôi đông lạnh và phác đồ bổ sung Progesterone với những trường hợp có P4 thấp bằng P4 tiêm dưới da, tiêm bắp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chuyển phôi đông lạnh, tỷ lệ thai lâm sàng, Progesterone trước chuyển phôi
Tài liệu tham khảo
2. Labarta E, Rodríguez C. Progesterone use in assisted reproductive technology. Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol. 2020;69:74-84.
3. Cédrin-Durnerin I, Isnard T, Mahdjoub S, et al. Serum progesterone concentration and live birth rate in frozen-thawed embryo transfers with hormonally prepared endometrium. Reprod Biomed Online. 2019;38(3):472-480.
4. Labarta E, Mariani G, Holtmann N, Celada P, Remohí J, Bosch E. Low serum progesterone on the day of embryo transfer is associated with a diminished ongoing pregnancy rate in oocyte donation cycles after artificial endometrial preparation: a prospective study. Hum Reprod. 2017;32(12):2437-2442.
5. Gaggiotti-Marre S, Martinez F, Coll L, et al. Low serum progesterone the day prior to frozen embryo transfer of euploid embryos is associated with significant reduction in live birth rates. Gynecol Endocrinol. 2019;35(5):439-442.
6. Boynukalin FK, Gultomruk M, Turgut E, et al. Measuring the serum progesterone level on the day of transfer can be an additional tool to maximize ongoing pregnancies in single euploid frozen blastocyst transfers. Reprod Biol Endocrinol. 2019;17(1):102.
7. Nguyễn Minh Phương, Đoàn Thị Hằng, Thành, et al. Khảo sát nồng độ Progesterone huyết thanh trước chuyển phôi và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng ở chu kỳ chuyển phôi đông lạnh. VietNam Mil Med Unisversity. 2022;47(7):30-38.
8. González-Foruria I, Gaggiotti-Marre S, Álvarez M, et al. Factors associated with serum progesterone concentrations the day before cryopreserved embryo transfer in artificial cycles. Reprod Biomed Online. 2020;40(6):797-804.
9. Yarali H, Polat M, Mumusoglu S, et al. Subcutaneous luteal phase progesterone rescue rectifies ongoing pregnancy rates in hormone replacement therapy vitrified–warmed blastocyst transfer cycles. Reprod Biomed Online. 2021;43(1):45-51.