KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH HẸP KHÍ QUẢN BẨM SINH ĐỐI VỚI CÁC BỆNH NHÂN SUY HÔ HẤP NGUY KỊCH CẦN THỞ MÁY TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hẹp khí quản bẩm sinh có suy hô hấp nguy kịch cần hỗ trợ thở máy là một trong những bệnh lý đe doạ trực tiếp đến tính mạng bệnh nhi. Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị cho các bệnh nhân hẹp khí quản bẩm sinh có tình trạng suy hô hấp nguy kịch tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương. Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 5 năm 2022 có 31 trẻ được xác định hẹp khí quản bẩm sinh có tình trạng suy hô hấp nguy kịch cần hỗ trợ thở máy tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tuổi trung vị của các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 136 ngày, cân nặng khi phẫu thuật trung vị là 5,8kg. Có 20 trẻ nam và 11 trẻ nữ (tỷ lệ 2/1). Có 9 bệnh nhân (29%) có kết quả cấy nội khí quản có dương tính với vi khuẩn hoặc virus trước khi phẫu thuật và 16 bệnh nhân (51,6%) có kết quả cấy nội khí quản dương tính với vi khuẩn hoặc virus sau phẫu thuật. Có 23 bệnh nhân (74,2%) có tổn thương trong tim phối hợp, trong đó có 19 bệnh nhân (61,3%) có sling động mạch phổi. Toàn bộ các bệnh nhân trong nghiên cứu được tiến hành tạo hình khí quản trượt, trừ 1 trường hợp được tạo hình bằng cách cắt nối tận - tận. Chiều dài trung bình của đoạn hẹp khí quản là 4,2cm (tối thiểu 2 cm, tối đa 6cm). Thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu là 133,66 ± 55,28 phút, thời gian thở máy sau phẫu thuật trung bình là 196,41 ± 216,09 giờ, thời gian nằm viện sau phẫu thuật trung bình là 25,19 ± 11,10 ngày. Có 5 bệnh nhân (16,1%) tử vong sớm sau phẫu thuật và 1 bệnh nhân (3,2%) tử vong muộn sau phẫu thuật. Kết quả khám lại trên các bệnh nhân sống sót cho thấy có 1 trẻ bị khàn tiếng sau phẫu thuật, tất cả các trường hợp sống sót còn lại khác đều ổn định. Trong cùng thời gian nghiên cứu, có 61 trường hợp hẹp khí quản bẩm sinh khác được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong đó chỉ có duy nhất 1 trường hợp tử vong sau phẫu thuật. Kết quả điều trị cho các bệnh nhân hẹp khí quản bẩm sinh có tình trạng suy hô hấp nguy kịch cần hỗ trợ thở máy tại Bệnh viện Nhi Trung ương là khả quan. Phát hiện sớm bệnh lý hẹp khí quản bẩm sinh có thể giúp cải thiện tiên lượng và kết quả điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hẹp khí quản bẩm sinh, phẫu thuật tạo hình khí quản trượt, suy hô hấp nguy kịch, thở máy
Tài liệu tham khảo
2. Antón-Pacheco JL, Cano I, Comas J, Galletti L, Polo L, García A, et al. Management of congenital tracheal stenosis in infancy☆. Eur J Cardiothorac Surg. 2006 Jun;29(6):991–6.
3. Manning PB, Rutter MJ, Lisec A, Gupta R, Marino BS. One slide fits all: The versatility of slide tracheoplasty with cardiopulmonary bypass support for airway reconstruction in children. J Thorac Cardiovasc Surg. 2011 Jan;141(1):155–61.
4. Butler CR, Speggiorin S, Rijnberg FM, Roebuck DJ, Muthialu N, Hewitt RJ, et al. Outcomes of slide tracheoplasty in 101 children: A 17-year single-center experience. J Thorac Cardiovasc Surg. 2014 Jun;147(6):1783–90.
5. Zhang H, Wang S, Lu Z, Zhu L, Du X, Wang H, et al. Slide tracheoplasty in 81 children: Improved outcomes with modified surgical technique and optimal surgical age. Medicine (Baltimore). 2017 Sep;96(38):e8013.
6. Chen H, Shi G, Zhu L, Wang S, Lu Z, Xu Z. Intermediate-Term Outcomes of Slide Tracheoplasty in Pediatric Patients With Ring-Sling Complex. Ann Thorac Surg. 2020 Mar; 109 (3):820–7.
7. Yong MS, d’Udekem Y, Brizard CP, Robertson T, Robertson CF, Weintraub R, et al. Surgical management of pulmonary artery sling in children. J Thorac Cardiovasc Surg. 2013 Apr;145(4):1033–9.
8. Vu HV, Huynh QK, Nguyen VDQ. Surgical reconstruction for congenital tracheal malformation and pulmonary artery sling. J Cardiothorac Surg. 2019 Dec;14(1):49.
9. Backer CL, Mavroudis C, Gerber ME, Holinger LD. Tracheal surgery in children: an 18-year review of four techniquesq. Thorac Surg. 2001;8.
10. Tsugawa C, Nishijima E, Muraji T, Satoh S, Takamizawa S, Yamaguchi M, et al. Tracheoplasty for long segment congenital tracheal stenosis: analysis of 29 patients over two decades. J Pediatr Surg. 2003 Dec;38(12):1703–6.