THỰC TRẠNG TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ TỈNH HÀ TĨNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng trầm cảm người cao tuổi ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh năm 2022 và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 614 người cao tuổi tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh bằng bộ công cụ GDS-30 thực hiện từ tháng 5/2022 đến tháng 7/2022. Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp dựa vào bộ câu hỏi bao gồm các thông tin chung về nhân khẩu học - xã hội học, thang đo trầm cảm (GDS-30). Sử dụng test χ2 để tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người cao tuổi. Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ trầm cảm ở người cao tuổi là 46,9%. Có mối liên quan giữa tuổi cao ≥70, tình trạng hôn nhân, mâu thuẫn với người xung quanh, đời sống tinh thần không thỏa mãn, thói quen ít giao tiếp với trầm cảm ở người cao tuổi (p<0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Người cao tuổi, trầm cảm, trầm cảm ở người cao tuổi.
Tài liệu tham khảo
2. Đỗ Văn Diệu, Đoàn Vương Diễm Khánh và Trần Như Minh Hằng (2018). Tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi phường Trương Quang trọng, thành phố Quảng Ngãi. Tạp chí Y Dược - Trường Đại học Y Dược Huế, Tập 8 (Số 6), 82-88.
3. Lục Sơn Hải và Kim Xuân Loan (2020). Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước năm 2019. Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 24 (Số 1), 55-63.
4. An T. M. Dao, Van T. Nguyen, Huy V. Nguyen (2018). Factors Associated with Depression among the Elderly Living in Urban Vietnam. BioMed Research International, 9.
5. Hedayat Jafari, Dariush Ghasemi-Semeskandeh, Amir Hossein Goudarzian et al (2021). Depression in the Iranian Elderly: A Systematic Review and Meta-Analysis. Journal of Aging Research, 2021, 1-9.
6. Jun Zhang, Yingying Zhang, Zhenggang Luan et al (2020). A study on depression of the elderly with different sleep quality in pension institutions in Northeastern China. BMC Geriatrics, 20 (374), 1-7.
7. Lin Z and Chen F (2018). Evolving parent–adult child relations: location of multiple children and psychological well-being of older adults in China. Public Health, 158, 117-123.