KHẢO SÁT KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ F0 TẠI NHÀ

Thái Phương Phiên 1, Lê Huy Thạch1,, Trần Thái Tuấn 1, Phạm Thị Bích Lệ 1, Nguyễn Vũ Ngọc Hân 1, Trần Phúc Lộc 1, Nguyễn Thành Tín 1, Nại Thành Thực 1, Lê Văn Thanh 1
1 Bệnh viện đa khoa Ninh Thuận

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Molnupiravir là một loại thuốc uống kháng vi-rút đã nhận được giấy phép sử tại Việt Nam để điều trị COVID-19 nhẹ. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh, giảm đỡ triệu chứng sau khi sử dụng gói thuốc điều trị F0 tại nhà và một số yếu tố liên quan đến hiệu quả sử dụng gói thuốc. Phương pháp: Nghiên cứu theo dõi dọc. Kết quả: 400 F0 sau 5 ngày dùng thuốc số lượng BN dương tính còn 35, số BN có kết quả âm tính hoặc dương tính (CT ≥ 30) tăng lên 365 (p <0,05). Tỷ lệ BN có kết quả xét nghiệm sau 5 ngày âm tính hoặc dương tính (CT ≥ 30) chiếm 91,2%. Tỷ lệ khỏi bệnh sau khi sử dụng gói thuốc chiếm 99,85%, không có BN nào tử vong (0,0%). 100% có kết quả xét nghiệm âm tính (khỏi bệnh) sau khi kết thúc thời gian điều trị. Có mối liên quan giữa nhóm tuổi (OR=2,7); bệnh nền (OR=3,0) với kết quả xét nghiệm dương tính (CT < 30) với âm tính và dương tính (CT ≥ 30) sau 5 ngày dùng thuốc (p <0,05). Kết luận: Molnupiravir làm giảm đáng kể nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở bệnh nhân COVID-19 nhẹ, molnupiravir cũng được chứng minh là dung nạp tốt và an toàn mà không có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào khi sử dụng. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2021), Hướng dẫn tạm thời thuốc điều trị ngoại trú cho người ngiễm COVID-19 tại nhà (Ban hành kèm theo Quyết định số 4109/QĐ-BYT ngày 26 tháng 8 năm 2021).
2. Nguyễn Thị Chinh, Đào Thu Huyền và Đỗ Minh Trí (2022), “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của F0 là nhân viên y tế được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang”, Y học Việt Nam, Số chuyên đề 2022, 253-265.
3. Lê Tiến Dũng, Phạm Văn Công, Trịnh Văn Trung và cộng sự (2022), “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân COVID-19 có bệnh lý nền điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Truyền nhiễm số 2, Bệnh viện Quân Y 103”, Tạp chí Y học
4. Jayk Bernal A, Gomes da Silva M. M, Musungaie D. B, et al (2022), “Molnupiravir for oral treatment of Covid-19 in nonhospitalized patients.”, New England Journal of Medicine, 386(6), 509-520.
5. Fischer W, Eron J. J, Holman W, et al (2021), “Molnupiravir, an oral antiviral treatment for COVID-19”, MedRxiv.
6. Ghazali S. M, Singh S, Zulkifli A. A, et al (2022), “COVID-19 in Malaysia: Descriptive Epidemiologic Characteristics of the First Wave”, International Journal of Environmental Research and Public Health, 19(7), 3828.
7. Team E (2020), “The epidemiological characteristics of an outbreak of 2019 novel coronavirus diseases (COVID-19)-China, 2020”, China CDC weekly, 2(8), 1-10.
8. Wang D, Hu B, Hu C, et al (2020), “Clinical characteristics of 138 hospitalized patients with 2019 novel coronavirus–infected pneumonia in Wuhan, China”, Jama, 323(11), 1061-1069.