NHẬN XÉT GIÁ TRỊ MỘT SỐ YẾU TỐ TRONG TIÊN LƯỢNG SUY GAN CẤP Ở TRẺ EM

Phạm Anh Hoa Nguyễn 1,, Thị Giang Mai 1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Suy gan cấp (SGC) là một hội chứng hiếm gặp, đặc trưng bởi tổn thương chức năng gan nhanh và trầm trọng ở bệnh nhân trước đó không có tổn thương gan. SGC do nhiều căn nguyên gây ra. Trẻ mắc SGC cần được chẩn đoán phát sớm nguyên nhân và tiên lượng được tình trạng nặng để có hướng xử trí đúng nhằm hạn chế biến chứng, tử vong. Nghiên cứu mô tả tiến hành trên 94 trẻ SGC với độ tuổi trung bình là 10 tháng, trẻ nhỏ tuổi nhất là 2 ngày, trẻ lớn tuổi nhất là 14 tuổi. Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là trẻ nhũ nhi chiếm 44,7% (n= 43), tiếp theo là trẻ nhỏ  43,6% (n= 42). Trẻ lớn (≥ 12 tuổi) và trẻ sơ sinh có tỷ lệ thấp 7,4% (n= 7) và 4,3% (n= 4). Không có sự khác biệt về giới tính về tỷ lệ mắc bệnh. Nguyên nhân SGC thường gặp nhất là bệnh chuyển hóa (23,4%) với bệnh Wilson, rối loạn chuyển hóa chu trình ure, thiếu hụt citrin là những bệnh chính. Tỷ lệ SGC không rõ nguyên nhân chiếm 47,9%. Các triệu chứng vàng da, bệnh não gan và gan teo nhỏ là các triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân có tiên lượng xấu. Xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị tiên lượng tử vong là INR cao nhất trên 4,2 với AUC= 0,74, độ nhạy 72,1%, độ đặc hiệu 74,5%, giá trị dự báo dương tính 68,9%, giá trị dự báo âm tính 75,5% và Bilirubin≥ 300 µmol/l cho giá trị tiên lượng ở mức độ trung bình với AUC≥ 0,7.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Squires R.H., Alonso E.M. (2012). Acute liver in children. Liver Disease in Children (4th ed), Cambridge University Press, New York,
2. Squires R.H (2008). Acute Liver Failure in Children. Seminars in Liver Disease, 28 (2), 153-166.
3. Rajanayagam J., Coman D., Cartwright D. et al. (2013). Pediatric acute liver failure: etiology, outcomes, and the role of serial pediatric end-stage liver disease scores. Pediatr Transplant, 17 (4), 362-368.
4. Kathemann S., Bechmann L., P.,, Sowa J., P., et al. (2015). Etiology, outcome, and prognostic factors of childhood acute liver failure in a German Single Center. Annals of Hepatology, 14 (5), 722-728.
5. Kulkarni S., Perez C., Pichardo C. et al. (2015). Use of Pediatric Health Information System database to study the trends in the incidence, management, etiology, and outcomes due to pediatric acute liver failure in the United States from 2008 to 2013. Pediatr Transplant, 19 (8), 888-895.
6. Lee W. S., McKierna P., Kelly D. A. (2005). Etiology, Outcome and Prognostic Indicators of Childhood Fulminant Hepatic Failure in the United Kingdom. Journal of Pediatric Gastroenterology and Nutrition, 40, 575–581.