NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ DI TRUYỀN CỦA NHỮNG BỆNH NHÂN VÔ SINH KHÔNG CÓ TINH TRÙNG KHÔNG DO TẮC

Hoài Bắc Nguyễn1,, Văn Kiên Trần2, Long Hoàng3
1 Trường Đại học Y Hà Nội,
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
3 nguyenhoaibac@hmu.edu.vn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Để nhận biết các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các bất thường di truyền liên quan đến tình trạng không có tinh trùng không do tắc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 501 bệnh nhân nam vô sinh không có tinh trùng không do tắc. Kết quả cho thấytuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 29,8± 5,5tuổi. Tỷ lệ vô sinh nguyên phát chiếm 90,3%. Tiền sử viêm tinh hoàn do quai bị chiếm tỉ lệ 38,6%. Nồng độ hormon FSH, LH, Testosterone huyết thanh trung bình lần lượt là 31,6 ± 16,5 mIU/ml, 15,5 ± 10 mIU/ml, 12,8 ± 7,13 nmol/l. Bất thường NST chiếm tỉ lệ 30,7%, trong đó bất thường số lượng NST với Karyotype 47,XXY chiếm tỉ lệ 27,3%. Đột biến mất đoạn nhỏ AZF chiếm tỉ lệ 13,8%, trong đó mất đoạnAZFc có tỉ lệ cao nhất với 42,1%, mất đoạn AZFa 2,6%, mất đoạn AZFd chiếm 5,3%, không có mất đoạn AZFb đơn độc mà phối hợp với các mất đoạn khác với tỉ lệ là 34,2%. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy viêm tinh hoàn do quai bị và các bất thường di truyền là những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng không có tinh trùng không do tắc ở những nam giới vô sinh. Do vậy cần phải khai thác tiền sử viêm tinh hoàn do quai bị và xét nghiệm sàng lọc các bất thường di truyền ở những nam giới vô sinh không có tinh trùng không do tắc

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lương Thị Lan Anh và Hoàng Thu Lan, Ứng dụng kỹ thuật Real-time PCR phát hiện mất đoạn AZF ở bệnh nhân vô sinh nam không có tinh trùng. Khoa học và công nghệ Việt Nam, 2019, 61(2), tr. 8-12
2. Nguyễn Thành Như, Phạm Hữu Đương, và Nguyễn Ngọc Tiến, Nhân 300 trường hợp trích tinh trùng từ mào tinh hoàn và tinh hoàn để thực hiện vi thao tác tiêm tinh trùng vào bào tương trứng. Tạp chí Y học Việt Nam, 2013, 403, tr. 302-312.
3. Nguyễn Đức Nhự, Nghiên cứu đặc điểm nhiễm sắc thể và phát hiện mất đoạn AZFc ở bệnh nhân vô sinh nam giới. Luận văn Thạc sĩ Y học chuyên nghành Y sinh học - Di truyền, 2009.
4. Niall F Davis, Barry B McGuire, Jackie A Mahon và cộng sự, The increasing incidence of mumps orchitis: a comprehensive review. BJU international, 2010, 105(8), tr. 1060-1065.
5. Trpimir Goluža, Alexander Boscanin, Jessica Cvetko, và cộng sự, Macrophages and Leydig cells in testicular biopsies of azoospermic men. BioMed Research International, 2014.
6. Ahmad O Hammoud, A Wayne Meikle, Leonardo Oliveira Reis và cộng sự. Obesity and male infertility: a practical approach. in Seminars in reproductive medicine. 2012. Thieme Medical Publishers.
7. I. S. Huang, W. J. Huang, và A. T. Lin, Distinguishing non-obstructive azoospermia from obstructive azoospermia in Taiwanese patients by hormone profile and testis size. J Chin Med Assoc, 2018, 81(6), tr. 531-535.
8. Joo Yeon Lee, Rima Dada, Edmund Sabanegh, và cộng sự, Role of genetics in azoospermia. Urology, 2011, 77(3),tr 598-601.