MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỚI CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN

Nguyễn Hoàng Long 1,, Vũ Dũng 2, Ngô Xuân Long 3
1 Đại học VinUni
2 Đại học Thăng Long
3 Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hài lòng với cuộc sống là nhận thức, cảm giác hoặc thái độ tích cực của một cá nhân về cuộc sống của họ. Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến mức độ hài lòng cuộc sống của mỗi người nói chung cũng như của sinh viên điều dưỡng nói riêng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục tiêu (1) mô tả mức độ hài lòng cuộc sống của sinh viên điều dưỡng trường và (2) tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mức độ hài lòng cuộc sống trên đối tượng này. Đối tượng và phương pháp: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 401 sinh viên điều dưỡng (chính quy và vừa làm vừa học) của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên năm 2022. Mức độ hài lòng cuộc sống được đánh giá bằng bộ công cụ Satisfaction with Life Scale. Bộ công cụ gồm 7 câu hỏi, cho điểm đánh giá từ 0 đến 35 điểm. Điểm càng cao cho thấy mức độ hài lòng với cuộc sống càng lớn. Kết quả: điểm trung bình hài lòng cuộc sống là 22,31 ± 5,74. Phân bổ tỷ lệ mức độ hài lòng của nhóm đối tượng nghiên cứu là khá hài lòng chiếm 32,9%, hài lòng chiếm 29,4%, và cực kỳ hài lòng chiếm 2,2%. Ở chiều ngược lại, tỷ lệ khá không hài lòng là 17,7%, không hài lòng là 9,7% và cực kỳ không hài lòng là 1,2%. Điểm trung bình mức độ hài lòng cuộc sống của sinh viên vừa làm vừa học cao hơn có ý nghĩa thống kê so với sinh viên chính quy. Ngoài ra có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê mức độ hài lòng ở nhóm sinh viên năm nhất, hai, ba và bốn. Trong đó sinh viên năm thứ tư có mức độ hài lòng cao nhất. Không có mối tương quan giữa tuổi và mức độ hài lòng cuộc sống của sinh viên điều dưỡng trong nghiên cứu này (r = 0,17 p < 0,001). Kết luận: Điểm hài lòng cuộc sống của sinh viên điều dưỡng ở mức trung bình, ở nhóm sinh viên vừa làm vừa học cao hơn chính quy và khác nhau ở các nhóm sinh viên năm nhất, hai, ba và bốn. Sinh viên tuổi càng cao thì mức độ hài lòng với cuộc sống càng lớn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kupcewicz, E., Grochans, E., Mikla, M., Kadučáková, H., & Jóźwik, M. (2020). Role of Global Self-Esteem in Predicting Life Satisfaction of Nursing Students in Poland, Spain and Slovakia. International journal of environmental research and public health, 17(15), 5392.
2. Gilman, R., & Huebner, S. (2003). A review of life satisfaction research with children and adolescents. School Psychology Quarterly, 18(2), 192–205.
3. Han, J., Kim. S. (2004). The effect of demographic variables and self-esteem on the life satisfaction of the older men and women in rural area in Korean. Journal of Welfare for the Aged 26:92-118.
4. Mathad, M. D., Rajesh, S. K., & Pradhan, B. (2019). Spiritual Well-Being and Its Relationship with Mindfulness, Self-Compassion and Satisfaction with Life in Baccalaureate Nursing Students: A Correlation Study. Journal of religion and health, 58(2), 554–565.
5. Mirfarhadi, N., Moosavi, S., & Tabari, R. (2013). Life satisfaction and its determinants: a survey on Iranian nurses population. Archives of Advances in Biosciences, 4(4).
6. Dayapoğlu, N., Kavurmaci, M., Karaman, S. (2016). The Relationship between the Problematic Mobile Phone Use and Life Satisfaction, Loneliness, and Academic Performance in Nursing Students. International Journal of Caring Sciences. 9(2): 647-652.
7. Vitale, MG. (2001). The relationship between religiosity and life satisfaction in university students as measured by social support. PhD Dissertation, The Chicago School of Professional Psychology: Chicago.
8. Yildirim, Y., Kilic, S. P., & Akyol, A. D. (2013). Relationship between life satisfaction and quality of life in Turkish nursing school students. Nursing & health sciences, 15(4), 415–422.