ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠI TỬ VÔ KHUẨN CHỎM XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI LỚN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định một số yếu tố nguy cơ liên quan đến hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở người lớn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 245 bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi tại các Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Bệnh viện E và Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 1/2017 - 4/2022. Kết quả: Rượu, thuốc lá, rối loạn lipid máu, steroid là các yếu tố nguy cơ của hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, chiếm tỷ lệ tương ứng là 64,5%, 42,0%, 34,3% và 15,5%. Trong đó, yếu tố nguy cơ thường gặp ở nam giới là rượu, thuốc lá và gút/tăng acid uric máu chiếm tỷ lệ 77,2%, 50,5% và 26,2%; ở nữ giới là béo phì/thừa cân (44,2%). Nhóm bệnh nhân hoại tử hai chỏm xương đùi có tỷ lệ sử dụng steroid cao hơn nhóm bệnh nhân hoại tử một chỏm xương đùi (p<0,01). 63,2% bệnh nhân dùng steroid với tổng liều trên 2000 mg/bệnh nhân. Thời gian sử dụng rượu trung bình là 19,35 tháng, trung vị mức tiêu thụ rượu là 2000 mL/tuần ở bệnh nhân hoại tử một chỏm xương đùi, thấp hơn so với bệnh nhân hoại tử hai chỏm xương đùi (28,35 tháng, 2800 mL/tuần) với p<0,001. Kết luận: Rượu, thuốc lá, rối loạn lipid máu, steroid là yếu tố nguy cơ hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Rượu, thuốc lá và gút/tăng acid uric hay gặp ở bệnh nhân nam, béo phì/thừa cân gặp ở bệnh nhân nữ nhiều hơn. Bệnh nhân sử dụng steroid, uống rượu lâu năm, số lượng nhiều có tỷ lệ hoại tử cả hai chỏm xương đùi cao hơn một bên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, yếu tố nguy cơ.
Tài liệu tham khảo
2. Lưu Thị Bình (2011), Nghiên cứu lâm sàng và chẩn đoán hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở người lớn, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân YV.
3. Tan, B., et al. (2021), "Epidemiological Study Based on China Osteonecrosis of the Femoral Head Database", Orthop Surg. 13(1), pp. 153-160.
4. Nguyễn Lan Anh (2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang, cộng hưởng từ của hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở người lớn, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội.
5. Petek, D., Hannouche, D., and Suva, D. (2019), "Osteonecrosis of the femoral head: pathophysiology and current concepts of treatment", EFORT Open Rev. 4(3), pp. 85-97.
6. Vicaş, R. M., et al. (2021), "Aseptic Necrosis of Femoral Head - Clinical Study", Curr Health Sci J. 47(2), pp. 228-236.
7. Fukushima, W., et al. (2010), "Nationwide epidemiologic survey of idiopathic osteonecrosis of the femoral head", Clin Orthop Relat Res. 468(10), pp. 2715-24.
8. Vardhan, H., et al. (2018), "Epidemiological Profile of Femoral Head Osteonecrosis in the North Indian Population", Indian J Orthop. 52(2), pp. 140-146.