THỰC TRẠNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG ĐINH TIÊN HOÀNG TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2022

Lê Minh Hải 1, Dương Ngọc Thanh Trúc 1, Nguyễn Hoài Nam 2, Bùi Thị Bạch Yến 3, Phan Thanh Hải 4, Phạm Thị Ngọc Nga5, Tô Thị Yến Nhi 5, Nguyễn Hồng Hà 6, Nguyễn Hiệp Phúc5
1 Ban An toàn Vệ sinh Thực phẩm TP.HCM
2 Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh
3 Sở Y tế Đồng Nai
4 Đại học Y Dược Cần Thơ
5 Đại học Y dược Cần Thơ
6 Đại học y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trầm cảm ở học sinh là một trong những vấn đề đáng quan tâm hiện nay, các chuyên gia cho biết tình trạng này đang có xu hướng gia tăng đáng kể. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 03/2022 đến tháng 04/2022 trên 260 học sinh lớp 12 đang học trường trung học phổ thông (THPT) Đinh Tiên Hoàng, tỉnh Đồng Nai. Kết quả: trong 260 học sinh tham gia nghiên cứu, tỷ lệ rối loạn trầm cảm chung là 49,6% với tỷ lệ rối loạn trầm cảm mức nhẹ là 20,8%; vừa là 19,6%; nặng là 5,4%; thấp nhất là rất nặng (3,8%). Các đặc điểm về số môn học thêm; hoạt động thường tham gia (ít nhất 1 lần/tuần); bạn thân có thể chia sẻ thông tin; số anh chị em trong gia đình; hoàn cảnh kinh tế gia đình; hoàn cảnh cuộc sống gia đình và đặc điểm hoạt động phụ giúp công việc nhà đều mang ý nghĩa thống kê với tỷ lệ rối loạn trầm cảm (p<0,05). Kết luận: Có đến 49,6% học sinh Trường THPT Đinh Tiên Hoàng bị rối loạn trầm cảm từ mức nhẹ đến rất nặng. Gia đình, nhà trường và các nhà nghiên cứu cần phối hợp để đưa ra các giải pháp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Mỵ Lương, Phan Diệu Mai (2019). Thực trạng trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông: nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và thành phố Hà Nội. Tạp chí Giáo dục, 166:146-150.
2. Nguyễn Minh Nghĩa (2022), Thực trạng trầm cảm ở học sinh lớp 10 tại trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (2018). Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam. UNICEF, pp.25-113.
4. Tôn Thất Toàn, Nguyễn Thị Quế Lâm (2020), Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và hành vi, nhu cầu tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn, tỉnh Khánh Hòa, năm 2018, 30 (4), Tạp chí Y Học Dự Phòng, tr. 190-196.
5. Danh Thành Tín, Lê Minh Thuận, Huỳnh Ngọc Thanh (2021), Tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm của học sinh Trường THPT chuyên Vị Thanh Tỉnh Hậu Giang và các yếu tố liên quan, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 25 (2), tr.161-167.
6. Viện sức khỏe tâm thần, Thang đánh giá Lo âu - Trầm cảm - Stress (DASS 21). URL: http://nimh.gov.vn/thang-danh-gia-lo- au-tram-cam-stress-dass-21/.
7. Thai TT, Vu TLLN, Bui THH (2020), Mental Health Literacy and Help-Seeking Preferences in High School Students in Ho Chi Minh City, Vietnam. School Mental Health, 12(2):378-387.