KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ CO THẮT TÂM VỊ THEO PHƯƠNG PHÁP HELLER KẾT HỢP TẠO VAN CHỐNG TRÀO NGƯỢC KIỂU DOR

Đinh Văn Chiến 1,2, Đặng Quốc Ái3,4,
1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
2 Đại Học Y Khoa Vinh
3 Đại Học Y Hà Nội
4 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi điều trị co thắt tâm vị theo phương pháp Heller kết hợp tạo van chống trào ngược kiểu Dor. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, 23 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi điều trị co thắt tâm vị theo phương pháp Heller kết hợp tạo van chống trào ngược kiểu Dor từ 2015 đến 2021. Kết quả: Tuổi trung bình 45,0 tuổi, 13 (56,5%) nam và 10 (43,5%) nữ. 91,3% nuốt nghẹn, thời gian mắc nuốt nghẹn trung bình 32,7 tháng. X-quang thực quản có 17,4% thực quản bình thường hoặc giãn nhẹ, 52,2% dãn có hình mỏ chim và 30,4% hình sigma. 78,3% nội soi thực quản giãn to; 39,1% nội soi thực quản dưới co thắt. Thời gian mổ trung bình 114,9 ± 34,0 phút. Chiều dài mở cơ thực quản tâm vị trung bình 8,39 ± 0,9 cm. 4,3% chảy máu trong mổ phải chuyển mổ mở; 4,3% thủng niêm mạc thực quản. Không có biến chứng sau mổ. Thời gian nằm viện trung bình 6,7 ± 1,8 ngày. Chất lượng sống sau mổ cho kết quả rất tốt và tốt 82,6%. Kết luận: phẫu thuật nội soi điều trị co thắt tâm vị theo phương pháp Heller kết hợp tạo van chống trào ngược kiểu Dor là phương pháp an toàn và hiệu quả, giảm tỷ lệ tái phát bệnh, thời gian phục hồi và nằm viện ngắn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. “The 2018 ISDE achalasia guidelines”, Diseases of the Esophagus (2018) 0, 1–29.
2. Rawlings A., Oelschlager B., et al. (2012), “Laparoscopic Dor versus Toupet fundoplication following Heller myotomy for achalasia: results of a multicenter, prospective, randomized-controlled trial”, Surgical endoscopy, 26 (1), pp. 18-26.
3. Oelschlager BK, Pellegrini CA, “Improved outcome after extended gastric myotomy for achalasia”, Archives of Surgery, (2003) 138 (5), pp. 490-497.
4. Taft T.H., Carlson D. et al, “Evaluating the reliability and construct validity of the Eckardt symptom score as a measure of achalasia severity”, Neurogastroenterol Motil, (2018) pp.30-32.
5. Tiêu Loan Quang Lâm, “Kết quả phẫu thuật Heller nội soi kết hợp thủ thuật Dor trong điều trị co thắt tâm vị” Tạp chí phẫu thuật nội soi và nội soi Việt Nam (2018) – Số 4, tập 8, tr23-30.
6. El Kafsi J„ Foiiaki A, Dehn T CB, et al, “Management of achalasia in the UK, do we need new guidelines?” Annals of Medicine and Surgery, (2016) 12, pp. 32-36.
7. Deb S., Deschamps c., Allen M. s., et al, “Laparoscopic esophageal myotomy for achalasia: factors affecting functional results”, Ann Thorac Surg, (2005), 80 (4), 1191-4; discussion 1194-1195.
8. Abir F., Modlin I.M, Kidd M., et al, “Surgical treatment of achalasia; current status and controversies”, Digestive surgery, (2004) 21 (3), pp. 165-176.