MỐI TƯƠNG QUAN CỦA STO2 VỚI LACTATE, ĐIỂM PSOFA TRÊN BỆNH NHI SỐC NHIỄM TRÙNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Rối loạn chức năng vi tuần hoàn xuất hiện sớm trong sinh lý bệnh của sốc nhiễm trùng và có tương quan với mức độ nặng của suy cơ quan cũng như tỷ lệ tử vong tại khoa hồi sức. Độ bão hòa oxy mô (tissue oxygen saturation- StO2) đo bằng phương pháp quang phổ cận hồng ngoại (Near-infrared spectroscopy - NIRS) là một trong những chỉ số có thể được dùng để đánh giá tình trạng oxy mô. Mục tiêu: Xác định mối tương quan của giá trị StO2 với lactate máu, thang điểm pSOFA tại các thời điểm ghi nhận sốc (T0), sau 6 giờ (T6), sau 24 giờ (T24) điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát theo dõi dọc, 35 bệnh nhi sốc nhiễm trùng từ tháng 11/2021 đến 09/2022 điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Kết quả: Giá trị StO2 tại thời điểm sau 6 giờ điều trị tương quan nghịch nhẹ với lactate (r = -0,368; p = 0,030). StO2 tương quan nghịch với điểm pSOFA tại tất cả thời điểm khảo sát. Mối tương quan nghịch giữa StO2 và lactate, thang điểm pSOFA không thay đổi khi tiến hành kiểm soát các yếu tố nhiễu. Kết luận: Theo dõi StO2 kết hợp với các thông số huyết động đại tuần hoàn và vi tuần hoàn khác giúp phát hiện tình trạng rối loạn vi tuần hoàn. Việc theo dõi StO2 ngay tại thời điểm ghi nhận sốc, sau 6 giờ điều trị có khả năng hỗ trợ tiên lượng rối loạn chức năng đa cơ quan của bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
độ bão hòa oxy mô (StO2), quang phổ cận hồng ngoại (Near-infrared spectroscopy - NIRS), sốc nhiễm trùng.
Tài liệu tham khảo
2. Das BP, Sharma M, Bansal S, et al. (2020). Prognostic Value of Tissue Oxygen Monitoring and Regional Cerebral Oxygen Saturation Monitoring and Their Correlation in Neurological Patients with Sepsis: A Preliminary, Prospective, Observational Study. Journal of neurosurgical anesthesiology. ; 32(1):77-81.
3. Kusumastuti NP, Ontoseno T, Endaryanto A (2022). Renal Oxygen Saturation as an Early Indicator of Shock in Children. Open access emergency medicine : OAEM.;14:123-131.
4. Macdonald SPJ, Kinnear FB, Arendts G, et al. (2019). Near-infrared spectroscopy to predict organ failure and outcome in sepsis: the Assessing Risk in Sepsis using a Tissue Oxygen Saturation (ARISTOS) study;26(3):174-179.
5. Marinova R, Groudeva V, Krastev P (2022). Tissue Oxygenation Measurement in Patients with Sepsis Compared to the Lactate Levels and Hemodynamical Monitoring. Proceedings of the Bulgarian Academy of Sciences.;75(8):1202-1209.
6. Mesquida J, Espinal C, Gruartmoner G, et al. (2012). Prognostic implications of tissue oxygen saturation in human septic shock. Intensive care medicine;38(4):592-7.