ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG SINH NON Ở THAI PHỤ CÓ ĐỘ DÀI CỔ TỬ CUNG NGẮN BẰNG PROGESTERONE ĐƯỜNG ÂM ĐẠO

Bá Quyết Vũ 1,, Xuân Hợi Nguyễn 1, Thị Thu Nga Phan 1, Thị Huyền Linh Nguyễn 1, Phương Ly Hoàng 1
1 Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị dự phòng sinh non ở thai phụ có cổ tử cung (CTC) ngắn bằng Progesterone đường âm đạo.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp không đối chứng. 65 thai phụ tuần thai từ 19 tuần – 23 tuần 6 ngày đến khám thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương được siêu âm đường âm đạo xác định có độ dài cổ tử cung ≤ 25mm và phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Các thai phụ được điều trị dự phòng bằng đặt 1 viên Utrogestan âm đạo vào buổi tối liên tục từ khi thu nhận đến khi thai hết 36 tuần. Kết quả nghiên cứu: tỷ lệ đẻ non <28 tuần chiếm 6,1%; dưới 34 tuần 12,3%, dưới 35 tuần 16,9% và dưới 37 tuần 33,8%. Số thai phụ không đẻ non (≥37 tuần) là: 66,2%. Tình trạng trẻ sau sinh: 12,3% trẻ tử vong, 87,7% trẻ sống khỏe mạnh; 81,5% trẻ có cân nặng ≥ 2.500 gram và 18,5% trẻ có cân nặng < 2.500 gram. Kết luận: Điều trị dự phòng progesterone cho phụ nữ mang thai có CTC ngắn có hiệu quả giảm tỷ lệ sinh non.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Blencowe H, Cousens S, Oestergaard MZ, Chou D, Moller AB, Narwal R, et al. National, regional, and worldwide estimates of preterm birth rates in the year 2010 with time trends since 1990 for selected countries: a systematic analysis and implications. Lancet (London, England). 2012;379(9832):2162-72.
2. Romero R. Vaginal progesterone to reduce the rate of preterm birth and neonatal morbidity: a solution at last. Women's health (London, England). 2011;7(5):501-4.
3. Romero R, Nicolaides KH, Conde-Agudelo A, O'Brien JM, Cetingoz E, Da Fonseca E, et al. Vaginal progesterone decreases preterm birth ≤ 34 weeks of gestation in women with a singleton pregnancy and a short cervix: an updated meta-analysis including data from the OPPTIMUM study. Ultrasound in obstetrics & gynecology: the official journal of the International Society of Ultrasound in Obstetrics and Gynecology. 2016;48(3):308-17.
4. Hassan SS, Romero R, Vidyadhari D, Fusey S, Baxter JK, Khandelwal M, et al. Vaginal progesterone reduces the rate of preterm birth in women with a sonographic short cervix: a multicenter, randomized, double-blind, placebo-controlled trial. Ultrasound in obstetrics & gynecology : the official journal of the International Society of Ultrasound in Obstetrics and Gynecology. 2011;38(1):18-31.
5. Romero R, Conde-Agudelo A, El-Refaie W, Rode L, Brizot ML, Cetingoz E, et al. Vaginal progesterone decreases preterm birth and neonatal morbidity and mortality in women with a twin gestation and a short cervix: an updated meta-analysis of individual patient data. Ultrasound in obstetrics & gynecology: the official journal of the International Society of Ultrasound in Obstetrics and Gynecology. 2017;49(3):303-14.
6. Norman JE, Marlow N, Messow C-M, Shennan A, Bennett PR, Thornton S, et al. Vaginal progesterone prophylaxis for preterm birth (the OPPTIMUM study): a multicentre, randomised, double-blind trial. Lancet (London, England). 2016;387(10033):2106-16.
7. Fonseca EB, Celik E, Parra M, Singh M, Nicolaides KH. Progesterone and the risk of preterm birth among women with a short cervix. The New England journal of medicine. 2007;357(5):462-9.
8. O'Brien JM, Adair CD, Lewis DF, Hall DR, Defranco EA, Fusey S, et al. Progesterone vaginal gel for the reduction of recurrent preterm birth: primary results from a randomized, double-blind, placebo-controlled trial. Ultrasound in obstetrics & gynecology : the official journal of the International Society of Ultrasound in Obstetrics and Gynecology. 2007;30(5):687-96.
9. Rode L, Klein K, Nicolaides KH, Krampl-Bettelheim E, Tabor A. Prevention of preterm delivery in twin gestations (PREDICT): a multicenter, randomized, placebo-controlled trial on the effect of vaginal micronized progesterone. Ultrasound in obstetrics & gynecology : the official journal of the International Society of Ultrasound in Obstetrics and Gynecology. 2011;38(3):272-80.