SO SÁNH MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA DỰ PHÒNG TỤT HUYẾT ÁP BẰNG TRUYỀN TĨNH MẠCH LIÊN TỤC NORADRENALIN SO VỚI PHENYLEPHERIN TRONG GÂY TÊ TỦY SỐNG ĐỂ MỔ LẤY THAI

Bùi Minh Hồng 1,, Nguyễn Đức Lam 2, Đỗ Đức Trung 3
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh một số tác dụng không mong muốn trên mẹ và sơ sinh của phương pháp dự phòng tụt huyết áp bằng truyền tĩnh mạch liên tục noradrenalin với phenylepherin trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các sản phụ có chỉ định mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. Kết quả: Tuổi trung bình, chiều cao trung bình, cân nặng trung bình trong nghiên cứu của hai nhóm là tương đương nhau. Tỉ lệ tăng huyết áp phản ứng sau sử dụng thuốc ở hai nhóm là: 2% ở nhóm noradrenalin và 4%% ở nhóm phenylepherin. Buồn nôn, nôn, ngứa chiếm tỷ lệ rất thấp (3,33% đến 10,0%). Điểm Apgar ở phút thứ 1 và phút thứ 5 đều trong giới hạn bình thường. Kết luận: Sử dụng phương pháp truyền liên tục noradrenalin hoặc phenylephrin để dự phòng tụt huyết áp sau gây tê tủy sống để mổ lấy thai đều không gây các tác dụng không mong muốn nặng nề nào cho người mẹ và đều không có ảnh hưởng đến chỉ số Apgar trẻ sơ sinh, không có sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kinsella SM, et al. (2018). International consensus statement on the management of hypotension with vasopressors during caesarean section under spinal anaesthesia. Anaesthesia. 73(1): p. 71-92..
2. Ngan Kee WD, et al. (2015). Randomized double-blinded comparison of norepinephrine and phenylephrine for maintenance of blood pressure during spinal anesthesia for cesarean delivery. Anesthesiology. 122(4): p. 736-45.
3. Sầm Thị Quý (2017). Đánh giá hiệu quả của phenylephrin tiêm tĩnh mạch dự phòng tụt huyết áp trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai, luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Teoh WH and AT Sia (2009). Colloid preload versus coload for spinal anesthesia for cesarean delivery: the effects on maternal cardiac output. Anesth Analg. 108(5): p. 1592-8.
5. Trần Xuân Hưng (2016). Đánh Giá Hiệu Quả Dự Phòng Tụt Huyết Áp Của Ephedrin Tiêm Bắp Trước GTTS Để Mổ Lấy Thai. Luận văn BSCK2, Trường Đại Học Y Hà Nội.
6. Hasanin A, Amin S, Refaat S et al (2019). Norepinephrine versus phenylephrine infusion for prophylaxis against post-spinal anaesthesia hypotension during elective caesarean delivery: A randomised controlled trial. Anaesth Crit Care Pain Med. 38(6):601-607