KHẢO SÁT MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH VỀ VIỆC ĐÓN NHẬN MÔN HỌC GIÁO DỤC LIÊN NGÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Nguyễn Ngọc Phương Thư 1,, Lư Ý Thanh 1, Nguyễn Thị Mỹ Linh 1, Bùi Phan Quỳnh Phương 1, Cao Thị Ngọc Bích 1, Trần Tú Trinh 1, Nguyễn Công Thành 1, Đỗ Bảo Hoàng 1, Châu Thị Kiều Chinh1, Nguyễn Thị Thu Thủy 1, Cao Tấn Tải 1, Nguyễn Anh Duy 1, Nguyễn Thị Kiều Trang 1, Nguyễn Hữu Nhân1, Nguyễn Thị Ngọc Lan 1, Trịnh Trung Hiếu 1, Nguyễn Minh Luân 1, Nguyễn Thái Cường 1, Trần Thái Thiên Thư1, Phan Nguyễn Thanh Vân 1
1 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Tổ chức Y tế Thế giới khuyến khích tất cả các quốc gia nên tích hợp giáo dục liên ngành (GDLN) vào chương trình dạy học Y Khoa. Tại Việt Nam, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (ĐHYKPNT) đang ở bước xúc tiến xây dựng và triển khai môn học này trong chương trình đào tạo chính thức. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là tiến hành khảo sát sự sẵn sàng của sinh viên ngành Y đa khoa, Dược và Điều dưỡng trường ĐHYKPNT trong việc đón nhận GDLN. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi RIPLS được thực hiện trên đối tượng sinh viên Khoa Y, Dược và Điều dưỡng trường ĐHYKPNT. Đặc điểm sinh viên và điểm trung bình của bộ câu hỏi được tính toán và so sánh giữa các đối tượng sử dụng phép thử one-way ANOVA. Kết quả: Khảo sát trên 1.108 sinh viên cho thấy mức độ sẵn sàng cao trong việc đón nhận môn học GDLN trong đào tạo chính thức với điểm trung bình 73,1±9,4. Có sự khác biệt về điểm trung bình của sinh viên từ các khối ngành sức khỏe khác nhau (p < 0,001) cũng như sinh viên nam so với sinh viên nữ (p = 0,009) đối với đánh giá về “vai trò và trách nhiệm” của từng chuyên ngành. Kết luận: Việc thực hiện khảo sát mức độ sẵn sàng để đánh giá và phân tích từng đối tượng sinh viên khác nhau nhằm xây dựng chương trình GDLN thích hợp cho từng chuyên ngành là quan trọng và cần thiết. Khi xây dựng chương trình GDLN cho trường ĐHYKPNT, cần đặt trọng tâm vào khía cạnh “vai trò và trách nhiệm” của mỗi chuyên ngành và đưa nó thành tiêu điểm trong giảng dạy cho sinh viên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Framework for action on interprofessional education and collaborative practice. Geneva: World Health Organization; 2010.
2. World Health Organization. Regional Office for South-East A. Regional strategy on strengthening health workforce education and training in South-East Asia Region (2014-2019). New Delhi: World Health Organization; 2015 2015-03.
3. Reeves S, Zwarenstein M, Goldman J, Barr H, Freeth D, Koppel I, et al. The effectiveness of interprofessional education: key findings from a new systematic review. J Interprof Care. 2010; 24(3):230-41. doi: 10.3109/13561820903163405.
4. Guraya SY, Barr H. The effectiveness of interprofessional education in healthcare: A systematic review and meta-analysis. Kaohsiung J Med Sci. 2018;34(3):160-5. doi: 10.1016/ j.kjms.2017.12.009.
5. Alruwaili A, Mumenah N, Alharthy N, Othman F. Students’ readiness for and perception of Interprofessional learning: a cross-sectional study. BMC Medical Education. 2020; 20(1):390. doi: 10.1186/s12909-020-02325-9.
6. Lestari E, Stalmeijer RE, Widyandana D, Scherpbier A. Understanding students’ readiness for interprofessional learning in an Asian context: a mixed-methods study. BMC Medical Education. 2016;16(1):179. doi:10.1186/s12909-016-0704-3.
7. Maharajan MK, Rajiah K, Khoo SP, Chellappan DK, De Alwis R, Chui HC, et al. Attitudes and Readiness of Students of Healthcare Professions towards Interprofessional Learning. PLOS ONE. 2017;12(1):e0168863. doi: 10.1371/journal.pone.0168863.
8. Lister L. Role training for interdisciplinary health teams. Health Soc Work. 1982;7(1):19-25. doi: 10.1093/hsw/7.1.19.
9. American College of Clinical P, Page RL, Hume AL, Trujillo JM, Leader WG, Vardeny O, et al. Interprofessional Education: Principles and Application A Framework for Clinical Pharmacy. Pharmacotherapy: The Journal of Human Pharmacology and Drug Therapy. 2009; 29(7):879-. doi: https://doi.org/10.1592/phco.29.7.879.