MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC VỀ BÚT TIÊM INSULIN VỚI CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Người bệnh đái tháo đường típ 2 có chỉ định phải tiêm insulin hằng ngày sẽ làm cho người bệnh sẽ dễ mắc các các rối loại tâm thần phổ biến nhất là rối loạn cảm xúc như căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Kiến thức về bút tiêm insulin có tác động đến các căng thẳng, lo âu, trầm cảm của người bệnh đái tháo đường típ 2. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Mối liên quan giữa kiến thức về bút tiêm insulin với các rối loạn tâm thần của người bệnh đái tháo đường típ 2”. Mục tiêu: Khảo sát các mối liên quan giữa kiến thức về bút tiêm insulin với mức độ căng thăng, lo âu, trầm cảm của người bệnh đái tháo đường típ 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích trên 133 người bệnh đến khám ngoại trú tại phòng khám nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ 04/2022 đến 09/2022. Công cụ nghiên cứu là thang đo DASS -21. Thống kê phân tích bằng phép kiểm chi bình phương x2, kiểm định chính xác Fisher, hồi quy logistic. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về bút tiêm insulin là 60,15 %, chưa có kiến thức là 39,85%. Tỷ lệ căng thẳng, lo âu và trầm cảm của người bệnh theo thang đo DASS-21 lần lượt là 6,77%, 37,59%, 10,52%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức bút tiêm insulin với căng thẳng, người bệnh không có kiến thức thì căng thẳng hơn người bệnh có kiến thức đúng, với p = 0,001. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức bút tiêm insulin với lo âu, người bệnh không có kiến thức thì lo âu hơn người bệnh có kiến thức đúng, với p = 0,001. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức bút tiêm insulin với trầm cảm, người bệnh không có kiến thức thì trầm cảm hơn người bệnh có kiến thức đúng, với p < 0,0001. Kết luận: Người bệnh có kiến thức đúng về bút tiêm insulin chiếm khoảng 60,15%, tỷ lệ người bệnh bị căng thẳng, lo âu và trầm cảm của người bệnh theo thang đo DASS-21 lần lượt là 6,77%, 37,59%, 10,52%. Có mối liên quan về kiến thức bút tiêm insulin với các rối loạn tâm thần ở người bệnh đái tháo đường típ 2
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kiến thức bút tiêm insulin, căng thẳng, lo âu, trầm cảm, đái tháo đường típ 2.
Tài liệu tham khảo
2. Hoàng Khánh Chi (2016), Tầm soát trầm cảm và các yếu tố liên quan bằng bộ câu hỏi PHQ-9 ở bệnh nhân Đái tháo đường típ 2, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại Học Y Dược Tp.HCM.
3. Chu Thị Loan (2020), Đánh giá hiệu quả tập huấn sử dụng bút tiêm insulin trên người đái tháo đường típ 2 được điều trị ngoại trú, Luận văn thạc sĩ Điều dưỡng, Đại Học Y Dược Tp.HCM
4. Phạm Thị Thúy Vân (2017), "Đánh giá kỹ thuật sử dụng bút tiêm insulin và tác dụng không mong muốn của insulin trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại một bệnh viện tuyến huyện", Tạp chí Dược học,497, Tr 57
5. Abdulbari B, Abdulla OAAA-H, Elnour ED (2011). High Prevalence of Depression, Anxiety and Stress Symptoms Among Diabetes Mellitus Patients. The Open Psychiatry Journal, (5): pp. 5-12.
6. Fisekovic Kremic MB (2020). Factors associated with depression, anxiety and stress among patients with diabetes mellitus in primary health care: Many questions, few answers. Malays Fam Physician. 15(3), pp. 54-61.
7. Bahendeka S, Kaushik R (2019). Insulin storage and optimisation of injection technique in diabetes management. Diabetes Ther. 10 (2), pp. 341 - 366.
8. Rehman, Kazmi (2015). Prevalence and level of depression, anxiety and sress among patient with type 2 Diabetes Mellitus. Original Artical. 11(2), pp. 81-86.