KHẢO SÁT VI SINH VÀ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN THƯỜNG GẶP Ở BỆNH NHÂN NHIỄM TRÙNG CỔ SÂU NẶNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ 2019-2022

Ngô Văn Công 1,, Trương Minh Thịnh 2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại học Y Dược TP. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề:  Điều trị kháng sinh ban đầu thích hợp đóng vai trò quan trọng trong nhiễm trùng cổ sâu, đặc biệt là trong những trường hợp nặng. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát vi sinh và tình trạng đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn thường gặp trong nhiễm trùng cổ sâu nặng để hỗ trợ trong lựa chọn kháng sinh điều trị ban đầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu, mô tả hàng loạt ca ở những trường hợp NTCS nặng được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 12/2019-7/2022 có kết quả cấy mủ và kháng sinh đồ. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận 99 trường hợp nhiễm trùng cổ sâu nặng thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Tuổi trung bình là 57,3 ± 13,3 tuổi. Phân lập thành công tác nhân ở 67 trường hợp (67,7%). Streptococcus sp là thường gặp nhất (43,4%), tiếp đến là Klebsiella pneumoniae (19,2%),  Staphylococcus aureus (6,1%) và Escherichia coli (3,0%). Streptococcus sp kháng cao với Clindamycin (60,0%), Tetracycline (54,6%) và  nhóm Macrolides (40-55,0%). Klebsiella pneumoniae kháng Ampicillin 100%. Có sự gia tăng đề kháng với nhóm Cephalosporins của các vi khuẩn phân lập được. Vancomycin, Linezolid và nhóm Carbapenems có độ nhạy 100% đối với các vi khuẩn phân lập được. Kết luận: Vancomycin, Linezolid và nhóm Carbapenems nên được cân nhắc dùng trong kháng sinh điều trị ban đầu ở nhiễm trùng cổ sâu nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Barber BR, Dziegielewski PT, Biron VL, Ma A, Seikaly H. Factors associated with severe deep neck space infections: targeting multiple fronts. J Otolaryngol Head Neck Surg. 2014;43(1):35. doi:10.1186/s40463-014-0035-5
2. Umihanic S, Umihanic S, Ramic N, Kamenjakovic S, Tihic N, Mahmutovic E. Predictors of poor outcome of deep neck infections. Medeniyet Med J. 2018;33(1):28-32. doi:10.5222/mmj.2018.49140
3. James M. Christian, Charles B. Felts, Nicholas A. Beckmann, M. Boyd Gillespie. Deep Neck and Odontogenic Infections. In: Paul Flint, Bruce Haughey, Valerie Lund, et al, eds. Cummings Otolaryngology – Head and Neck Surgery. 7 ed. Elsevier Inc.; 2021:141-154:chap 9.
4. Trần Anh Bích, Trần Minh Trường. Nhiễm trùng cổ sâu trên bệnh nhân đái tháo đường: so sánh hình ảnh lâm sàng và kết quả điều trị với bệnh nhân không đái tháo đường từ 1/2005 đến 9/2006. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2006;11(1)
5. Võ Thanh Hà. Khảo sát vi trùng áp dụng trong điều trị nhiễm trùng cổ sâu tại bệnh viện Chợ Rẫy. Luận án chuyên khoa cấp II. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh; 2016.
6. Mejzlik J, Celakovsky P, Tucek L, et al. Univariate and multivariate models for the prediction of life-threatening complications in 586 cases of deep neck space infections: retrospective multi-institutional study. J Laryngol Otol. Sep 2017;131(9):779-784. doi:10.1017/s0022215117001153
7. Huang TT, Tseng FY, Yeh TH, Hsu CJ, Chen YS. Factors affecting the bacteriology of deep neck infection: a retrospective study of 128 patients. Acta Otolaryngol. Apr 2006;126(4):396-401. doi:10.1080/00016480500395195
8. Trương Thiên Phú, Lê Hoài Cường, Nguyễn Tiến Thành, al e. Khuynh Hướng Đề Kháng Kháng Sinh Của Các Loại Vi Khuẩn Thường Gặp Tại Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2019. Hội Nghị Khoa Học Thường Niên Bệnh Viện Chợ Rẫy. 2020;