ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA LEPTIN VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG TIM Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CÓ THỪA CÂN HOẶC BÉO PHÌ

Nguyễn Thu Hiền 1,, Đỗ Kim Bảng 2, Trần Thị Ngọc Lan 2, Nguyễn Tiến Sơn 3, Phạm Thị Hồng Thi2, Nguyễn Oanh Oanh 3
1 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
2 Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai
3 Bệnh viện 103 – Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa leptin với một số chỉ số hình thái, chức năng tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân hoặc béo phì. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, và so sánh giữa ba nhóm bệnh nhân (BN): đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 có thừa cân hoặc béo phì (nhóm nghiên cứu - nhóm NC), nhóm ĐTĐ týp 2 không thừa cân và không béo phì (nhóm chứng bệnh) và nhóm chứng thường. Kết quả: Qua 266 đối tượng chia làm 3 nhóm, nồng độ leptin huyết tương ở nhóm NC 0,43 (0,35 – 0,53) (ng/mL), nhóm chứng bệnh 0,42 (0,34 – 0,52) (ng/mL) và nhóm chứng thường 0,46 (0,36 – 0,60) (ng/mL), (p > 0,05). Ở BN ĐTĐ týp 2 có thừa cân hoặc béo phì, BN ở nhóm nồng độ leptin tăng có chỉ số khối cơ thất trái cao hơn nhóm có nồng độ leptin giảm (p < 0,05), nồng độ leptin có mối tương quan nghịch với e’ vách liên thất, e’ thành bên; có mối tương quan thuận với E/e’ (vách liên thất, thành bên, trung bình), bề dày thành sau thất trái thì tâm trương, khối cơ thất trái, chỉ số khối cơ thất trái (p < 0,05). Kết luận: Ở BN ĐTĐ týp 2 có thừa cân hoặc béo phì, nồng độ leptin có ảnh hưởng tới bề dày thành sau thất trái thì tâm trương, khối cơ thất trái, chỉ số khối cơ thất trái và một số chỉ số chức năng tim (sóng e’ và E/e’).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kelly T., Yang W., Chen C. S., et al. (2008). Global burden of obesity in 2005 and projections to 2030, Int J Obes (Lond), 32(9):1431-7.
2. Thái Hồng Quang (2012). Thực hành lâm sàng bệnh đái tháo đường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Katsiki N., Mikhailidis D. P., Banach M. (2018). Leptin, cardiovascular diseases and type 2 diabetes mellitus, Acta Pharmacol Sin, 39 (7): 1176-1188.
4. Kang K. W., Ok M., Lee S. K. (2020). Leptin as a Key between Obesity and Cardiovascular Disease, J Obes Metab Syndr, 29(4):248-259.
5. Alzamil H. (2020). Elevated Serum TNF-α Is Related to Obesity in Type 2 Diabetes Mellitus and Is Associated with Glycemic Control and Insulin Resistance, J Obes, 2020:1-5.
6. Paolisso G., Tagliamonte M. R., Galderisi M., et al. (1999). Plasma leptin level is associated with myocardial wall thickness in hypertensive insulin-resistant men, Hypertension, 34(5):1047-52.
7. Fontes-Carvalho R., Pimenta J., Bettencourt P., et al. (2015). Association between plasma leptin and adiponectin levels and diastolic function in the general population, Expert Opin Ther Targets, 19(10):1283-91.