VAI TRÒ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN ĐỘ CHẤN THƯƠNG GAN THEO AAST 2018

Hoàng Đình Âu 1,, Doãn Văn Ngọc 2,3
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu 39 bệnh nhân chấn thương gan (CTG) được chụp CLVT, được phân độ CTG và điều trị tại bệnh viện E và Việt Đức từ 4/2021 đến 03/2022. Kết quả: tuổi trung bình 35,8 ± 12,3. Độ tuổi hay gặp từ  16 – 65, chiếm 94,9%. Tỷ lệ nam/nữ 3,3/1. Tỷ lệ phát hiện dịch ổ bụng trên CLVT là 89,7%. Tổn thương gan thường gặp nhất trên CLVT là tụ máu, đụng giập nhu mô gan chiếm 84,6%, đường vỡ nhu mô chiếm 69,2%, tụ máu dưới bao là 25,6%. Dấu hiệu thoát thuốc thì động mạch chiếm 5,1%. Gan phải tổn thương nhiều hơn gan trái với tỷ lệ 2,4/1. 30,8% trường hợp không ghi nhận tổn thương phối hợp. Tổn thương phối hợp tuyến thượng thận hay gặp nhất 28,2%. Phân độ CTG theo AAST 2018: CTG độ III chiếm tỷ lệ cao nhất 35,9%; tiếp theo là độ II (25,6%); độ I chiếm tỷ lệ thấp (15,4%). Kết luận: CLVT đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và phân độ CTG giúp lâm sàng đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. N. Mehta, S. Babu, K. Venugopal (2014), "An Experience with Blunt Abdominal Trauma: Evaluation, Management and Outcome", Clin Pract. Vol. 4, No 2, p. 599.
2. F. Coccolini, R. Coimbra, C. Ordonez et al. (2020), "Liver trauma: WSES 2020 guidelines", World J Emerg Surg. Vol. 15, No 1, p. 24.
3. Lê Nhật Huy, Nguyễn Ngọc Hùng, Trần Bình Giang (2011), "Điều trị không mổ chấn thương gan tại bệnh viện Việt Đức", Tạp chí Y học thực hành (778), tr. 23-26.
4. Nguyễn Ngọc Hùng (2012), "Nghiên cứu điều trị bảo tồn không mổ chấn thương gan", tạp chí y học thực hành, tr. 65-70.
5. Trịnh Hồng Sơn và Nguyễn Hải Nam (2014), "Đối chiếu lâm sàng với phân độ chấn thương gan bằng chụp cắt lớp vi tính và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật vỡ gan chấn thương", Luận án tiến sỹ y học, Học viện quân y, tr. 50-80.
6. Ngô Quang Duy và Nguyễn Văn Hải (2013), "Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn không mổ vỡ gan chấn thương", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 166-169.
7. Đặng Thanh Sơn (2019), "Kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương gan do chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức", Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Thái Nguyên.
8. D. Morell-Hofert, F. Primavesi, M. Fodor et al (2020). "Validation of the Revised 2018 AAST-OIS Classification and the CT Severity Index for Prediction of Operative Management and Survival in Patients with Blunt Spleen and Liver Injuries", Eur Radiol. Vol. 30, No 12, pp: 6570–6581.