HIỆU CỦA CỦA KHÍ DUNG NATRICLORID 3% TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP Ở TRẺ DƯỚI 2 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Thúy Giang 1,, Nguyễn Tiến Dũng 2, Nguyễn Hữu Hiếu2, Trần Văn Bàn 1
1 Bệnh viện Hồng Ngọc
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp khí dung natriclorid 3% trong điều trị viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ dưới 2 tuổi tại bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, 441 bệnh nhân dưới 2 tuổi, được chẩn đoán viêm tiểu phế quản cấp, cả hai nhóm được khí dung 3 lần/ngày, mỗi lần 4ml. Nhóm NC khí dung natriclorid 3%, nhóm chứng khí dung natriclorid 0,9%. Các trẻ được điều trị các triệu chứng khác theo tình trạng lâm sàng. Kết quả: Số trẻ dưới 12 tháng ở cả hai nhóm chiếm 80%. Tần số thở, tần số tim và SpO2 sau khí dung của cả hai nhóm đều có mức giảm so với lúc vào (p<0,05). Điềm MCBS trung bình của hai nhóm đều ở mức thấp với mức trung bình của nhóm NC là 1,45 ± 0,69 thấp hơn so với nhóm Chứng là 1,52 ± 0,67. với p<0,05. Khò khè ngày thứ 3 64,49% ở nhóm NC và 72,7% ở nhóm chứng. Ngày thứ 5 ở nhóm NC là 19,2% và nhóm chứng là 24,5%. (p>0,05) Rút lõm lồng ngực ở ngày thứ 5 của nhóm NC là 2,89% và nhóm chứng là 3,6% với p<0,05. Kết luận: Nhóm khí dung natri clorid 3% có mức cải thiện điểm MCBS nhiều hơn so với nhóm khí dung natri clorid 0,9%. Các triệu chứng khò khè, rút lõm lồng ngực, ran rít có mức giảm nhiều hơn ở nhóm khí dung natriclorid 3%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Phúc (2019), "Đặc điểm viêm tiểu phế quản trung bình ở trẻ em điều trị với khí dung nước muối ưu trương natri clorua 3% và salbutamol tại bệnh viện Nhi Đồng 1", Nghiên cứu Y học - Y Học TP. Hồ Chí Minh. 23, tr. 116 - 121.
2. Chen, Yen-Ju (2014), "Nebulized Hypertonic Saline Treatment Reduces both Rate and Duration of Hospitalization for Acute Bronchiolitis in Infants: An Updated Meta-Analysis", Pediatrics and Neonatology. 55(6), tr. 431-8.
3. Hsieh, Chia-Wen (2020), "Exploring the efficacy of using hypertonic saline for nebulizing treatment in children with bronchiolitis: a meta-analysis of randomized controlled trials", BMC Pediatrics. 20, tr. 434.
4. Maguire, Chin (2015), "Hypertonic saline (HS) for acute bronchiolitis: Systematic review and meta-analysis", BMC Pulmonary Medicine. 15, tr. 1-17.
5. Meissner, H. Cody (2016), "Viral Bronchiolitis in Children", The New England Journal of Medicine. 374, tr. 62-72.
6. Nguyen Ngoc Sang at al (2021), "Clinical Epidemiological Characteristics and Risk Factors for Severe Bronchiolitis Caused by Respiratory Syncytial Virus in Vietnamese Children", International Journal of Pediatrics. 2021.
7. Sharma, Bhagwan S (2013), "Hypertonic (3%) Saline Vs 0.9% Saline Nebulization for Acute Viral Bronchiolitis: A Randomized Controlled Trial", Indian Pediatr. 50(8), tr. 743-7.
8. Zhang, Linjie (2008), "Nebulized hypertonic saline solution for acute bronchiolitis in infants", Cochrane Database of Systematic Reviews(4).
9. Zhang, Linjie (2017), "Nebulised hypertonic saline solution for acute bronchiolitis in infants (Review)", Cochrane Database of Systematic Reviews(12), tr. 1-90.