TỶ LỆ MẮC VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA COVID KÉO DÀI Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Phùng Nguyễn Thế Nguyên 1,2, Trần Thanh Thức 1,2,, Nguyễn Thanh Hùng 2,3, Ngô Ngọc Quang Minh 4, Nguyễn Bích Y Linh 1, Đặng Quốc Duy 4, Trần Minh Tuân1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nhi Đồng 1
3 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
4 Bệnh viện nhi đồng 1

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các bằng chứng cho tình trạng COVID kéo dài và tác động của chúng ở trẻ em vẫn còn tương đối hạn chế. Nghiên cứu này nhằm mô tả tỷ lệ trẻ mắc, đặc điểm các triệu chứng COVID kéo dài và tìm ra các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng COVID kéo dài ở trẻ em Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát dọc, phỏng vấn người chăm sóc của trẻ có PCR SARS-CoV-2 dương tính được nhập Khoa COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 1 từ ngày 01 tháng 08 đến ngày 30 tháng 09 năm 2021. Ở thời điểm 1 tháng và 2 tháng sau xuất viện. Người chăm sóc được liên hệ, phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại, dựa trên “WHO’s Global Clinical Data Platform 1 of COVID-19”. Kết quả nghiên cứu: Trong thời gian nghiên cứu, có 196 trẻ tham gia nghiên cứu với tuổi trung bình là 16,4 tháng. Các triệu chứng ở giai đoạn cấp được ghi nhận từ nhẹ đến nguy kịch. Tại thời điểm ra viện, 34,2% (67 trẻ) còn ít nhất 1 triệu chứng, tỷ lệ này sau 1 tháng và 2 tháng giảm xuống lần lượt là 15,8% và 9,7%. Sau 2 tháng, có 19/196 trường hợp (9,7%) vẫn còn triệu chứng dai dẳng kéo dài kể từ sau khi xuất viện, trong đó triệu chứng hô hấp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất: ho (42,1%), khò khè (31,5%), co lõm ngực (10,5%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về dịch tễ, lâm sàng và mức độ nặng ở đợt cấp giữa 2 nhóm có và không có các triệu chứng COVID kéo dài. Kết luận: Tỷ lệ các triệu chứng dai dẳng sau mắc COVID-19 ở trẻ em trong nghiên cứu tương đối thấp và hầu hết các triệu chứng đều nhẹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Asadi-Pooya AA, Nemati H, Shahisavandi M, Akbari A, Emami A, Lotfi M, et al. Long COVID in children and adolescents. World J Pediatr. 2021;17(5):495-9.
2. Buonsenso D, Munblit D, De Rose C, Sinatti D, Ricchiuto A, Carfi A, et al. Preliminary evidence on long COVID in children. Acta paediatrica (Oslo, Norway: 1992). 2021;110(7):2208-11.
3. Iqbal FM, Lam K, Sounderajah V, Clarke JM, Ashrafian H, Darzi A. Characteristics and predictors of acute and chronic post-COVID syndrome: A systematic review and meta-analysis. EClinicalMedicine. 2021; 36: 100899.
4. Lopez-Leon S, Wegman-Ostrosky T, Perelman C, Sepulveda R, Rebolledo PA, Cuapio A, et al. More than 50 long-term effects of COVID-19: a systematic review and meta-analysis. Sci Rep. 2021;11(1):16144.
5. Ludvigsson JF. Case report and systematic review suggest that children may experience similar long-term effects to adults after clinical COVID-19. Acta paediatrica (Oslo, Norway: 1992). 2021;110(3):914-21.
6. Thomson H. Children with long covid. New Sci. 2021;249(3323):10-1.
7. World Health Organization. The WHO Global Clinical Platform for COVID-19 2021. Available from: https://www.who.int/teams/health-care-readiness-clinical-unit/covid-19/data-platform
8. Zimmermann P, Pittet LF, Curtis N. How Common is Long COVID in Children and Adolescents? The Pediatric infectious disease journal. 2021;40(12): e482-e7.