ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SÁT KHUẨN CỦA DUNG DỊCH CHLORHEXIDINE 2% TRÊN TỦY RĂNG HOẠI TỬ BẰNG KỸ THUẬT REAL – TIME PCR

Thu Hương Dương 1,, Phạm Thảo Nguyên Huỳnh 1, Công Nhật Nam Huỳnh 1, Thu Thủy Nguyễn 1, Văn Khoa Phạm1
1 Đại Học Y Dược TP HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả sát khuẩn của dung dịch chlorhexidine 2% trên tủy răng hoại tử bằng kỹ thuật Real – time PCR. Vật liệu và phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, đánh giá lượng vi khuẩn trên 32 răng hoại tử tủy ở giai đoạn trước và sau khi điều trị với dung dịch CHX 2% bằng kỹ thuật real – time PCR. Kết quả: Lượng vi khuẩn còn lại trên 32 răng hoại tử tủy sau khi điều trị bằng dung dịch CHX 2% thấp hơn lượng vi khuẩn ban đầu có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Trung vị lượng vi khuẩn ban đầu là 1770×103 DU và sau khi điều trị chỉ còn 16,55×103 DU.Số lượng vi khuẩn trên các nhóm răng trước, răng cối nhỏ và răng cối lớn hoại tử tủy đều giảm có ý nghĩa thống kê sau được điều trị với dung dịch CHX 2% (p < 0,05), lượng vi khuẩn còn lại sau điều trị cũng không khác biệt ở cả ba nhóm răng (p > 0,05). Số lượng vi khuẩn ở các răng hoại tử tủy có lộ tủy và không lộ tủy đều giảm có ý nghĩa sau khi điều trị với dung dịch CHX 2% (p < 0,001), lượng vi khuẩn còn lại ở nhóm lộ tủy cao hơn nhóm không lộ tủy có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết luận: Dung dịch CHX 2% cho hiệu quả diệt khuẩn tốt trên tất cả các răng hoại tử tủy, kể cả nhóm răng hoại tử tủy có lộ tủy và không lộ tủy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn chữa răng - nội nha (2013), "Giáo trình bệnh học răng", Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 68, 132-155, 200-236.
2. Huỳnh Hữu Thục Hiền (2016), "Vi khuẩn trong nội nha",Cập nhật nha khoa - Tài liệu tham khảo và đào tạo liên tục, Tập 21 - 2016, Nhà xuất bản Y Học Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Ertugrul Ercan, Tuncer O¨ zekinci, Fatma Atakul, et al. (2004), "Antibacterial activity of 2% chlorhexidine gluconate and 5.25% sodium hypochlorite in infected root canal: in vivo study",J Endod, 30 (2), pp. 84-87.
4. James L. Gutmann, Bing Fan (2016), "Tooth Morphology, Isolation, and Access",Cohen's Pathways of the pulp, Elsevier, 11th Edition, pp. 120-205.
5. Lucio Souza Gonc¸alves, Renata Costa Val Rodrigues, Carlos Vieira Andrade Junior, et al. (2016), "The Effect of Sodium Hypochlorite and Chlorhexidine as Irrigant Solutions for Root Canal Disinfection: A Systematic Review of Clinical Trials",JOE, 42 (4), pp. 527-532.
6. Markus Haapasalo, Ya Shen (2013), "Evolution of nickel–titanium instruments: from past to future",Endodontic Topics, 29, pp. 3–17.
7. Vianna ME, Horz HP, Gomes BPFA, et al. (2006), "In vivo evaluation of microbial reduction after chemo‐mechanical preparation of human root canals containing necrotic pulp tissue", International endodontic journal, 39 (6), pp. 484-492.
8. Peters L. B., Van Winkelhoff A.J., J. F. Buijs, et al. (2002), "Effects of instrumentation, irrigation and dressing with calcium hydroxide on infection in pulpless teeth with periapical bone lesions", International Endodontic Journal, 35, pp. 13-21.