TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THUỐC CỔ TRUYỀN TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Phục Hưng 1,, Đặng Duy Khánh 2, Lưu Thái Quản 3
1 Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Đại học y dược Cần Thơ
3 Công ty TNHH RM Healthcare

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nghiên cứu tổng quan về quản lý thuốc Y học cổ truyền (YHCT) tại Việt Nam. Phương pháp: phân tích các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý thuốc YHCT tại Việt Nam. Kết quả: thông qua phân tích các văn bản pháp luật về quản lý thuốc YHCT tại Việt Nam cho thấy Nhà nước (NN) và các cơ quan Y tế đang thực hiện rất tốt công tác quản lý trên các lĩnh vực kinh doanh thuốc, cung ứng, chế biến, bào chế và sử dụng thuốc YHCT; tiêu chuẩn chế biến, bào chế thuốc YHCT trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chữa bệnh bằng thuốc YHCT; hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền và ban hành Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030. Kết luận: Luật dược 2016 và các văn bản pháp luật khác của NN liên quan đến thuốc YHCT đã rất kịp thời và đầy đủ với thực trạng hiện nay. Các văn bản pháp luật đã quy định cụ thể và rõ ràng về các công tác quản lý thuốc YHCT tại Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017), Thông tư số 30/2017/TT–BYT, ngày 11 tháng 07 năm 2017 Hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền
2. Bộ Y tế (2018), thông tư số 35/2018/TT-BYT, ngày 22 tháng 11 năm 2018, Quy định về thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2020), Thông tư số 32/2020/TT–BYT, ngày 31 tháng 12 năm 2020 Quy định tiêu chuẩn chế biến, bào chế thuốc cổ truyền trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền
4. Quốc hội 13 (2016), Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016.
5. Thủ tướng chính phủ (2019), Quyết định số 1893/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 12 năm 2019, Ban hành Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030, Hà Nội.