MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐỨT GÃY DNA CỦA TINH TRÙNG VÀ HÌNH THÁI TINH TRÙNG

Vũ Thị Tuất 1,, Trần Thị Phương Mai 2, Nguyễn Khang Sơn3
1 Bệnh viện Kiến An Hải Phòng
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa mức độ đứt gãy DNA (DFI- DNA fragmention index) của tinh trùng với hình thái tinh trùng bình thường và dị dạng của 90 cặp vợ chồng vô sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập tương lai của 90 cặp vợ chồng vô sinh đang điều trị tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 8/2020-tháng 12/2021. Người chồng có tinh trùng tươi xuất tinh được xét nghiệm tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn WHO 2010 và xét nghiệm Halosperm, sau thời gian kiêng quan hệ 3-5 ngày, chia 3 nhóm nghiên cứu. Nhóm N1: 21 người có hình thái tinh trùng bình thường (HTBT), Nhóm N2: 59 người có tinh trùng dị dạng đầu (DD đầu- TT đầu nhỏ, đầu kim, đầu tam giác, ít crosome...), Nhóm N3: 10 người có tinh trùng dị dạng khác (DD khác – cổ lệch, đuôi cong, đuôi ngắn, hai đuôi...). Kết quả: Tỉ lệ DFI trung bình của nhóm DD đầu cao nhất, ít đối tượng có DFI< 15%, nhiều đối tượng có DFI ≥ 30% so với nhóm DD khác và nhóm HTBT có ý nghĩa thống kê. DFI tương quan nghịch với mật độ tinh trùng (MĐTT) và độ di động của tinh trùng (DDTT). Đường cong ROC của DFI trong chẩn đoán vô sinh có ý nghĩa thống kê khi so với MĐTT và DDTT, ngưỡng cutt off  Halosperm 20,2%; 15,4% và diện tích dưới đường cong (AUC) lần lượt 0,785 và 0.639 với p<0,05 là giới hạn đánh giá TT có mật độ và di động tiêu chuẩn bình thường (MĐTT ≥15 triệu/ml; DĐTT ≥40%). Kết luận: DFI có mối tương quan với DD đầu có ý nghĩa thống kê, không có mối tương quan DFI với DD khác và TT có HTBT, p>0,05.Tỉ lệ DFI trung bình cao nhất trong nhóm DD đầu so với DD khác và nhóm HTBT, p< 0,05. Sự phân bố DFI trong nhóm N2, cũng khác biệt có ý nghĩa so với N3,N1, p < 0,05. Đối tượng không đứt gãy (DFI<15%) chiếm tỉ lệ thấp nhất và nhiều đối tượng có DFI ≥ 30% chiếm tỉ lệ cao. DFI tương quan nghịch với MĐTT, DDTT. Ngưỡng cutt off  20,2% và 15,4% để chẩn đoán vô sinh do tinh trùng ít, yếu, p<0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Palermo GD, Neri QV, Cozzubbo T, Rosenwaks Z. Perspectives on the assessment of human sperm chromatin integrity. Fertil Steril. 2014;102(6):1508-1517. doi:10.1016/j.fertnstert.2014.10.008
2. Gonzalez DC, Ory J, Blachman-Braun R, Nackeeran S, Best JC, Ramasamy R. Advanced Paternal Age and Sperm DNA Fragmentation: A Systematic Review. World J Mens Health. 2022;40(1):104-115. doi:10.5534/ wjmh.200195
3. Jakubik-Uljasz J, Gill K, Rosiak-Gill A, Piasecka M. Relationship between sperm morphology and sperm DNA dispersion. Transl Androl Urol. 2020;9(2):405-415. doi:10.21037/tau.2020.01.31
4. Kim SM, Kim SK, Jee BC, Kim SH. Effect of Sperm DNA Fragmentation on Embryo Quality in Normal Responder Women in In Vitro Fertilization and Intracytoplasmic Sperm Injection. Yonsei Med J. 2019;60(5):461-466. doi:10.3349/ ymj. 2019.60.5.461
5. Antonouli S, Papatheodorou A, Panagiotidis Y, et al. The impact of sperm DNA fragmentation on ICSI outcome in cases of donated oocytes. Arch Gynecol Obstet. 2019;300(1):207-215. doi:10.1007/s00404-019-05133-9
6. Cui ZL, Zheng DZ, Liu YH, Chen LY, Lin DH, Feng-Hua Lan null. Diagnostic Accuracies of the TUNEL, SCD, and Comet Based Sperm DNA Fragmentation Assays for Male Infertility: a Meta-analysis Study. Clin Lab. 2015;61(5-6):525-535. doi:10.7754/clin.lab.2014.141005
7. Wiweko B, Utami P. Predictive value of sperm deoxyribonucleic acid (DNA) fragmentation index in male infertility. Basic Clin Androl. 2017;27:1. doi:10.1186/s12610-016-0046-3
8. Wang YY, Lai TH, Chen MF, Lee HL, Kuo PL, Lin YH. SEPT14 Mutations and Teratozoospermia: Genetic Effects on Sperm Head Morphology and DNA Integrity. J Clin Med. 2019;8(9):E1297. doi:10.3390/jcm8091297