BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT TÍNH CHUYÊN BIỆT CỦA QUY TRÌNH REAL-TIME PCR PHÁT HIỆN HELICOBACTER PYLORI ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ MẪU SINH THIẾT DẠ DÀY

Nguyễn Thùy An 1,2,, Bùi Thế Trung 3, Lê Thị Thanh Thùy 3, Nguyễn Tiến Dũng 4
1 Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM
2 Bệnh viện Nhi Đồng 2
3 Bệnh viện nhi đồng 2
4 Trung tâm Chất Lượng Nông Lâm Thuỷ Sản vùng 4

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xây dựng và đánh giá chỉ số kỹ thuật của quy trình real-time PCR phát hiện vi khuẩn Helicobacter pylori được phân lập từ mẫu bệnh phẩm dựa trên trình tự gen 23S rRNA với cặp mồi CRF-4 và CRR-1(6). Phương pháp: Độ đặc hiệu của quy trình real-time PCR phát hiện vi khuẩn H. pylori với cặp mồi đã xây dựng được đánh giá với: (1) 25 chủng vi khuẩn khác với H. pylori, vi nấm thường được phát hiện trong các mẫu bệnh phẩm trên đường nội soi lấy mẫu sinh thiết dạ dày; và (2) 150 chủng phân lập được từ mẫu hang vị dạ dày bệnh nhân nhi, trong đó có những chủng được xác định là H. pylori và một số chủng nghi ngờ. Độ chuyên biệt đoạn gen mục tiêu trên 23S rRNA của H. pylori cũng được khẳng định thông qua việc giải trình tự sản phẩm khuếch đại kích thước 135 bp trên 9 chủng có đặc điểm khác biệt về hình thái nhuộm soi, đặc điểm khuẩn lạc, tính chất của các thử nghiệm sinh hóa định danh. Kết quả: Quy trình real-time PCR với cặp mồi CRF-4 và CRR-1 đặc hiệu cho H. pylori được khẳng định là đặc hiệu khi thử nghiệm cho kết quả âm tính với các vi sinh vật không phải H. pylori phân lập từ mẫu sinh thiết trong quá trình nội soi dạ dày; và dương tính với 150 chủng H. pylori được phân lập từ mẫu hang vị dạ dày bệnh nhân nhi bằng phương pháp nuôi cấy. Độ đặc hiệu của các sản phẩm PCR đã được đánh giá dựa theo kết quả so sánh tương đồng trình tự khuếch đại với 10 chủng Helicobacter spp., kết quả so sánh cho thấy trình tự gen mục tiêu được khuếch đại có sự tương đồng 97,78% đến 99,26% so với trình tự tương ứng của H. pylori đã được công bố trên ngân hàng gen GenBank. Kết luận: Quy trình real-time PCR dựa trên gen 23S rRNA với cặp mồi CRF-4 và CRR-1 dùng để phát hiện vi khuẩn H. pylori đã được xây dựng thành công với độ đặc hiệu là 100%. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hà Thị Minh Thi và cs, Xác định đột biến gene 23S RRNA của Helicobacter pulori và mối liên quan của các đột biến gene này với đề kháng clarithromycin ở bệnh nhân viên dạ dày mạn, Tạp chí Y dược học, 2015, 5 (4-5), số 28+29, trang 36.
2. Andersen, A.P., et al., Growth and morphological transformations of Helicobacter pylori in broth media, J Clin Microbiol, 1997, 35(11):2918-22.
3. Dewhirst, F.E., et al., Discordant 16S and 23S rRNA gene phylogenies for the genus Helicobacter: implications for phylogenetic inference and systematics, J Bacteriol, 2005, 187(17):6106-18.
4. Jones, D. and A. Curry, The genesis of coccal forms of Helicobacter pylori., Springer,1990, 29-37.
5. Kusters, J.G., et al., Pathogenesis of Helicobacter pylori infection, Clin Microbiol Rev., 2006, 19 (3): 449-490.
6. Maeda, S., et al., Helicobacter pylori specific nested PCR assay for the detection of 23S rRNA mutation associated with clarithromycin resistance, Gut, 1998, 43 (3): 317-321.
7. Murray, P.R., et al., Helicobacter, Manual of Clinical Microbiology (12th edition), American Society for Microbiology, 2019, 59 (1): 1044-57.
8. Ndip, R.N., et al., Helicobacter pylori isolates recovered from gastric biopsies of patients with gastro‐duodenal pathologies in Cameroon: current status of antibiogram, Trop Med Int Health, 2008, 13 (6): 848-854.
9. Rimbara, E., M. Sasatsu, and D.Y. Graham, PCR detection of Helicobacter pylori in clinical samples, Methods Mol Biol, 2013, 279-287.