ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DI CĂN HẠCH CỔ VÀ MỐI LIÊN QUAN TỚI ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC UNG THƯ SÀN MIỆNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng di căn hạch cổ và mối liên quan tới một số đặc điểm bệnh học ở bệnh nhân ung thư sàn miệng. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 48 BN ung thư sàn miệng giai đoạn chưa di căn hạch trên lâm sàng được cắt rộng u kèm vét hạch cổ chọn lọc tại Bệnh viện K từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2020. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong 48 BN nghiên cứu, tuổi trung bình là 56,8 (41 – 75); tỷ lệ nam/nữ = 7; đa số BN có tiền sử hút thuốc lá và uống rượu; 29,2% BN có u lan qua đường giữa; hình thái u thường gặp là sùi và loét kết hợp (45,8%); kích thước u trung bình 2,13 ± 0,79cm. Đa số DOI >5mm; với giai đoạn bệnh sau mổ chủ yếu là pT1,2 (79,2%); số hạch vét được trung bình: 14,0 ± 7,1; tỷ lệ di căn hạch sau phẫu thuật là 22,9%. Tỷ lệ di căn hạch cao hơn ở nhóm u>2cm so với ≤2cm (36% so với 8,7%; OR = 2,593, p=0,025), nhóm DOI >5mm so với ≤5mm (42,1% so với 8,3%; OR = 8, p =0,044). Tỷ lệ di căn hạch tăng dần theo giai đoạn pT1, pT2, pT3 (tương ứng 6,7%, 21,7% và 50%) với p=0,041. Các yếu tố tuổi, giới, hình thái, vị trí u không liên quan đến tỷ lệ di căn hạch. Kết luận: UTSM thường di căn hạch sớm. Tình trạng di căn hạch có liên quan đến kích thước u, độ xâm lấn sâu và giai đoạn u sau mổ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư sàn miệng, di căn hạch cổ
Tài liệu tham khảo
2. Văn Quảng L, Quốc Duy N, Thế Đường L, Xuân Quý N. Đánh giá tình trạng di căn hạch cổ và mối tương quan tới đặc điểm bệnh học ung thư khoang miệng. Vmj. 2021;500(1). doi:10.51298/vmj.v500i1.338
3. d’Alessandro AF, Pinto FR, Lin CS, et al. Oral cavity squamous cell carcinoma: factors related to occult lymph node metastasis. Braz J Otorhinolaryngol. 2015;81(3):248-254. doi:10.1016/j.bjorl.2015.03.004
4. Hicks WL, Loree TR, Garcia RI, et al. Squamous cell carcinoma of the floor of mouth: A 20-year review. Head Neck. 1997;19(5):400-405. doi:10.1002/(SICI)1097-0347(199708)19:5<400::AID-HED6>3.0.CO;2-3
5. Saggi S, Badran KW, Han AY, Kuan EC, St. John MA. Clinicopathologic Characteristics and Survival Outcomes in Floor of Mouth Squamous Cell Carcinoma: A Population-Based Study. Otolaryngol Head Neck Surg. 2018;159(1):51-58. doi:10.1177/0194599818756815
6. Künzel J, Psychogios G, Koch M, Mantsopoulos K, Kapsreiter M, Iro H. Results of treatment for pT1/pT2 carcinomas of the floor of mouth. Acta Oto-Laryngologica. 2013;133(9): 1000-1005. doi:10.3109/00016489.2013.796090
7. Suzuki M, Suzuki T, Asai M, et al. Clinicopathological factors related to cervical lymph node metastasis in a patient with carcinoma of the oral floor. Acta Oto-Laryngologica. 2007;127(sup559):129-135. doi: 10.1080/03655230701600020
8. Yamazaki H, Inoue T, Yoshida K, et al. Lymph node metastasis of early oral tongue cancer after interstitial radiotherapy. International Journal of Radiation Oncology*Biology*Physics. 2004;58(1):139-146. doi:10.1016/S0360-3016(03)01459-7
9. Lloyd S, Yu JB, Wilson LD, Judson BL, Decker RH. The Prognostic Importance of Midline Involvement in Oral Tongue Cancer. American Journal of Clinical Oncology. 2012; 35(5):468-473. doi:10.1097/ COC.0b013e3182195619