NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VỀ TIÊU CHẢY CẤP DO ROTAVIRUS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 1 TUỔI TẠI MỘT SỐ XÃ/PHƯỜNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2021

Nguyễn Thị Nga 1,, Trương Thị Ngọc Anh 2, Hầu Nguyễn Nhật Minh 1
1 Đại học Y - Dược, Đại học Huế
2 Bệnh viện quận Tân Phú TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kiến thức về tiêu chảy cấp do vi rút Rota ở bà mẹ có con dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại một số xã/phường ở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 315 bà mẹ có con dưới 1 tuổi đang sinh sống tại xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang và phường Hương Long, thành phố Huế. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp bà mẹ bằng bộ câu hỏi đã soạn sẵn. Kết quả: Điều tra trên 315 bà mẹ, 71,1% bà mẹ ở nhóm tuổi từ 25-35, 50,8% bà mẹ thoe tôn giáo, tỷ lệ bà mẹ có trình độ học vấn từ trung học phổ trở lên là 62,8%, 34,7% trẻ ở Phường Hương Long và 59,1% trẻ ở xã Phú Mỹ đã uống vắc xin uống Rota. 40,6% bà mẹ có kiến thức tốt về bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota, trong đó các bà mẹ có con uống vắc xin ngừa Rota có kiến thức tốt chiếm 63,3%, cao hơn nhóm các bà mẹ chưa cho con uống vắc xin ngừa vi rút Rota. Tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota với trình độ học vấn của mẹ, tình trạng uống vắc xin và số con trong gia đình (p<0,01). Kết luận: Bà mẹ có con dưới 12 tháng tuổi có kiến thức tốt về bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota là 40,6%. Nhóm bà mẹ có con uống vắc xin ngừa vi rút Rota có kiến thức tốt hơn nhóm còn lại. Do vây, việc truyền thông về bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota cần được triển khai mạnh mẽ hơn nữa để góp phần làm tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin ngừa vi rút Rota ở trẻ dưới 1 tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Napolitano F., et al (2019), "Rotavirus Infection and Vaccination: Knowledge, Beliefs, and Behaviors among Parents in Italy", Int J Environ Res Public Health, 16(10).
2. Bộ Y tế (2015), Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế năm 2014: Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm,, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
3. O'Brien M. A., et al (2015), "Family impact of Rotavirus Gastroenteritis in Taiwan and Vietnam: an Ethnographic Study", BMC Infect Dis, 15, p. 240.
4. Burnett E., et al (2016), "Rotavirus vaccines: current global impact and future perspectives", Future Virol, 11(10), pp. 699-708
5. Folorunso O. S., Sebolai O. M. (2020), "Overview of the Development, Impacts, and Challenges of Live-Attenuated Oral Rotavirus Vaccines", Vaccines (Basel), 8(3).
6. Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Kế hoạch triển khai uống vắc xin Rotavin-M1 tỉnh Thừa Thiên Huế 12/2017 đến tháng 11/2019 .
7. Morin A., et al (2012), "Maternal knowledge, attitudes and beliefs regarding gastroenteritis and rotavirus vaccine before implementing vaccination program: which key messages in light of a new immunization program?", Vaccine, 30(41), pp. 5921-5927.
8. Omore R., Onyando. (2020), "Rotavirus Diarrhea Among Young Children Before Introduction of the Rotavirus Vaccine Program in Kenya : Baseline Data and Implications for Vaccine Safety Monitoring and Impact Evaluation"
9. Gollar L., Avabratha Kadke S. (2018), "Knowledge, attitude, and practice of mothers of under-five children regarding diarrheal illness: A study from coastal Karnataka", Muller Journal of Medical Sciences and Research, 9, p. 66.
10. Muppidathi S., Boj J. and Deivanayagam S. (2017), "Knowledge on rotavirus and pneumococcal vaccines among mothers of under five children", International Journal of Contemporary Pediatrics, 4(5), pp. 1739-1742.