ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC CÁC PHÂN NHÓM NHỒI MÁU NÃO VÙNG SÂU ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA

Trần Nguyễn Uyên Dung 1, Nguyễn Bá Thắng 2,3,, Đinh Huỳnh Tố Hương 2
1 Đại học Y Dược TPHCM
2 Đại học Y Dược TP.HCM
3 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định các yếu tố gợi ý nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của các phân nhóm nhồi máu não vùng sâu động mạch não giữa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu so sánh; đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân nhồi máu não vùng sâu động mạch não giữa nhập khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM trong thời gian nghiên cứu. Kết quả: Nghiên cứu thu nhận được 157 bệnh nhân nhồi máu não vùng sâu động mạch não giữa, ghi nhận một số kết quả như sau: tỉ lệ nam/ nữ là 1,7; tuổi trung bình là 60 tuổi. Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ mạch máu thường gặp (lần lượt chiếm 93,6% và 74,5%), rung nhĩ chỉ gặp trong phân nhóm nhồi máu não đậu vân tổn thương cả vùng xa và gần nhánh xuyên với tỉ lệ 46,7%. Các chỉ dấu bệnh lý mạch máu nhỏ (tổn thương chất trắng với Fazekas ≥ 2, vi xuất huyết, nhồi máu não im lặng) thường gặp trong phân nhóm nhồi máu não dưới vỏ nhỏ đơn độc vùng xa (lần lượt 64,2%, 23,9% và 26,9%). Các chỉ dấu xơ vữa động mạch (hẹp động mạch nuôi nhánh xuyên, hẹp động mạch nội sọ khác) thường gặp trong phân nhóm nhồi máu não dưới vỏ nhỏ đơn độc vùng gần (đều là 42,3%) và nhồi máu não đậu vân. Kết luận: Nhồi máu não dưới vỏ nhỏ đơn độc vùng xa gợi ý căn nguyên bệnh mạch máu nhỏ, nhồi máu não đậu vân tổn thương cả vùng xa và gần gợi ý lấp mạch từ tim, nhồi máu não dưới vỏ nhỏ đơn độc vùng gần và nhồi máu đậu vân vùng xa gợi ý xơ vữa động mạch nuôi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Norrving B., Kissela B (2013). The global burden of stroke and need for a continuum of care. Neurology, 80(3 Suppl 2):S5-12.
2. Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Thị Điểm, Huỳnh Thị Phương Minh (2012). Đặc điểm nhồi máu não lỗ khuyết. Y học TPHCM, 16(4): 624-630.
3. Del Bene A., Palumbo V., Lamassa M., et al. (2012). Progressive Lacunar Stroke: Review of Mechanisms, Prognostic Features, and Putative Treatments. International Journal of Stroke, 7(4):321-329.
4. Halkes PH, Kappelle LJ, van Gijn J., et al. (2006). Large subcortical infarcts: clinical features, risk factors, and long-term prognosis compared with cortical and small deep infarcts. Stroke, 37(7):1828-32.
5. Bae YJ, Choi BS, Jung C., et al. (2017). Differentiation of Deep Subcortical Infarction Using High-Resolution Vessel Wall MR Imaging of Middle Cerebral Artery. Korean J Radiol, 18(6):964-972.
6. Lee KB, Oh HG, Roh H., et al. (2008). Can we discriminate stroke mechanisms by analyzing the infarct patterns in the striatocapsular region? Eur Neurol, 60(2):79-84.
7. Djulejić V., Marinković S., Maliković A., et al. (2012). Morphometric analysis, region of supply and microanatomy of the lenticulostriate arteries and their clinical significance. J Clin Neurosci, 19(10):1416-21.
8. Sun LL, Li ZH, Tang WX, et al. (2018). High resolution magnetic resonance imaging in pathogenesis diagnosis of single lenticulostriate infarction with nonstenotic middle cerebral artery, a retrospective study. BMC Neurol, 18(1):51.
9. Wen L., Feng J, Zheng D. (2013). Heterogeneity of single small subcortical infarction can be reflected in lesion location. Neurol Sci, 34(7):1109-16.
10. Nah HW, Kang DW, Kwon SU, et al. (2010). Diversity of single small subcortical infarctions according to infarct location and parent artery disease: analysis of indicators for small vessel disease and atherosclerosis. Stroke, 41(12):2822-7.
11. Kim BJ, Yoon Y., Lee DH, et al. (2015). The shape of middle cerebral artery and plaque location: high-resolution MRI finding. Int J Stroke, 10(6):856-60.