ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA SẢN PHỤ ÁP XE VÚ SAU SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Quảng Bắc1,, Nguyễn Thái Giang 2
1 Bệnh viện Phụ sản trung ương
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của sản phụ áp xe vú sau sinh và tình hình điều trị áp xe vú tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (BVPSTƯ). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang, thu thập toàn bộ bệnh nhân áp xe vú đến khám và điều trị tại BVPSTƯ từ tháng 8/2020 đến tháng 6/2021. Kết quả: Bệnh nhân bị áp xe vú hay gặp từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 4 sau sinh, thường có ổ áp xe khu trú và có số lượng bạch cầu bình thường. Tất cả các bệnh nhân được chích rạch dẫn lưu áp xe vú, đường rạch chủ yếu là đường nan hoa. Thời gian điều trị dưới 15 ngày, kích thước áp xe dưới 5cm và đường rạch nan hoa làm tăng tỉ lệ khỏi bệnh ở bệnh nhân áp xe vú. Kết luận: điều trị áp xe vú bằng rạch dẫn lưu là phương pháp hiệu quả và sau điều trị, hầu hết bệnh nhân vẫn cho con bú cả 2 bên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Egbe TO, Njamen TN, Essome H, Tendongfor N. The estimated incidence of lactational breast abscess and description of its management by percutaneous aspiration at the Douala General Hospital, Cameroon. Int Breastfeed J. 2020; 15(1):26. doi:10.1186/s13006-020-00271-2.
2. Lê Thị Thanh Vân. Điều trị áp xe vú tại Khoa sản nhiễm khuẩn – Bệnh viện phụ sản trung ương năm 2010. Tạp Chí Học Thực Hành. 2011;768(6).
3. Schwarz RJ, Shrestha R. Needle aspiration of breast abscesses. Am J Surg. 2001;182(2):117-119.
4. Ramazan Eryilmaz, Sahin M, Tekelioglu MH, Daldal E. Management of lactational breast abscesses. The Breast. 2005;14(5):375-379.
5. Colin C, Delov AG, Peyron-Faure N, Rabilloud M, Charlot M. Breast abscesses in lactating women: evidences for ultrasound-guided percutaneo
6. Đặng Thị Việt Hằng. Nghiên cứu tắc tuyến sữa ở phụ nữ sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội. 2017.