TÁC ĐỘNG GIẢM TẢI LƯỢNG VI KHUẨN TRÊN DA CỦA CHLORHEXIDINE GLUCONATE 4% TRONG TẮM TRƯỚC PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM

Nguyễn Vũ Hoàng Yến 1, Phạm Thị Lan 1, Trịnh Thị Thoa 1, Trần Thị Mỹ Nhung 2, Lương Hồng Loan 1, Lê Hồng Phước 3, Nguyễn Thị Minh Khai 1, Đỗ Thị Diệu Linh 1, Bùi Phi Điệp 1, Lê Mộng Hảo 1, Nguyễn Thị Hằng Nga 1, Nguyễn Thanh Tuyền 1, Lê Thị Yến Nhi1, Đào Thị Quỳnh Châu1, Huỳnh Minh Tuấn 4,
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
2 Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam (CTCP)
3 Đại học y dược TPHCM
4 Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Tắm người bệnh (NB) trước phẫu thuật (PT) với Chlorhexidine Gluconate-4% (CHG-4%) được xem là giải pháp hiệu quả phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM). Mục tiêu: Đánh giá kết quả giảm lượng vi khuẩn (VK) trên da sau khi NB tắm bằng CHG-4%. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu thực hiện từ 05/2020-12/2020. Người tham gia là những NB đã PT trong thời gian nghiên cứu. Quy trình bắt buộc tắm bằng CHG-4% tại hai thời điểm trước PT được thực hiện. Tải lượng VK trên da vùng rốn, nách, bẹn (CFU/cm2) được kiểm tra tại ba thời điểm (trước, sau khi tắm lần hai; trước chuyển PT). Dữ liệu đặc điểm NB, tuân thủ quy trình tắm và thời gian chờ đợi giữa tắm-PT được thu thập. Kết quả: Có 2.476 mẫu phết được thu thập từ 280 NB. Tải lượng VK trên da có xu hướng giảm dần theo thời gian (p cho xu hướng của log10CFU<0,001). Trên da nách, tải lượng VK giảm dần từ 43,1 CFU/cm2 trước tắm lần hai xuống 3,8 CFU/cm2  sau tắm lần hai và 1,3 CFU/cm2 trước chuyển PT. Xu hướng giảm tương tự được quan sát ở vùng háng và rốn (lần lượt là: 25,0; 6,3; 3,8 CFU/cm2 và 12,5; 0; 0 CFU/cm2). Kết luận: Tắm trước PT bằng CHG-4% có hiệu quả làm giảm tải lượng VK trên da. Đây được xem là một biện pháp can thiệp hiệu quả trong phòng ngừa NKVM.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zimlichman, E., et al., Health Care–Associated Infections: A Meta-analysis of Costs and Financial Impact on the US Health Care System. JAMA Internal Medicine, 2013. 173(22): p. 2039-2046.
2. Fields, A.C., J.C. Pradarelli, and K.M.F. Itani, Preventing Surgical Site Infections: Looking Beyond the Current Guidelines. JAMA, 2020. 323(11): p. 1087-1088.
3. Umscheid, C.A., et al., Estimating the proportion of healthcare-associated infections that are reasonably preventable and the related mortality and costs. Infect Control Hosp Epidemiol, 2011. 32(2): p. 101-14.
4. Berríos-Torres, S.I., et al., Centers for Disease Control and Prevention Guideline for the Prevention of Surgical Site Infection, 2017. JAMA Surgery, 2017. 152(8): p. 784-791.
5. Climo, M.W., et al., The effect of daily bathing with Chlorhexidine on the acquisition of methicillin-resistant Staphylococcus aureus, vancomycin-resistant Enterococcus, and healthcare-associated bloodstream infections: results of a quasi-experimental multicenter trial. Crit Care Med, 2009. 37(6): p. 1858-65.
6. Noto, M.J., et al., Chlorhexidine Bathing and Health Care–Associated Infections: A Randomized Clinical Trial. JAMA, 2015. 313(4): p. 369-378.
7. Graling, P.R. and F.W. Vasaly, Effectiveness of 2% CHG cloth bathing for reducing surgical site infections. Aorn j, 2013. 97(5): p. 547-51.
8. Chlebicki, M.P., et al., Preoperative Chlorhexidine shower or bath for prevention of surgical site infection: a meta-analysis. Am J Infect Control, 2013. 41(2): p. 167-73.
9. Edmiston, C.E., Jr, et al., Evidence for a Standardized Preadmission Showering Regimen to Achieve Maximal Antiseptic Skin Surface Concentrations of Chlorhexidine Gluconate, 4%, in Surgical Patients. JAMA Surgery, 2015. 150(11): p. 1027-1033.