NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở NGƯỜI ĐÁ I THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CÓ PHẪU THUẬT BẮC CẦU NỐI CHỦ VÀNH

Tạ Ngọc Lan 1, Nguyễn Khoa Diệu Vân 2, Đỗ Đình Tùng 3,
1 Bệnh viện Tim Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong của bệnh lý tim mạch  đặc biệt trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Phẫu thuật bắc cầu chủ vành là một phương pháp điều trị bệnh động mạch vành đã được chứng minh có hiệu quả rất tích cực. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát đường huyết trước, trong và sau cuộc mổ vẫn chưa có nhiều số liệu sáng tỏ. Nghiên cứu 21 bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường týp 2 có bệnh lý động mạch vành được chỉ định phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành tại Bệnh viện Tim Hà Nội cho thấy: glucose máu trung bình trước phẫu thuật bắc cầu chủ vành là 8,51±3,54 mmol/L, HbA1C trung bình là 7,77 ± 2,78 %, đường máu trung bình 3 ngày đầu sau phẫu thuật tại khoa hồi sức ngoại là 11,2±2,15 mmol/L, đường máu trung bình trước ăn 7 ngày tiếp theo là 9,17±2,65 mmol/L. Như vậy, tình trạng kiểm soát đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có bắc cầu chủ vành, sau phẫu thuật chưa được tối ưu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. M. Kivimaki, S. T. Nyberg, E. I. Fransson, et al. (2013). Associations of job strain and lifestyle risk factors with risk of coronary artery disease: a meta-analysis of individual participant data. Cmaj,185(9),763-9.
2. R. Rampatige, L. Mikkelsen, B. Hernandez, et al. (2014). Systematic review of statistics on causes of deaths in hospitals: strengthening the evidence for policy-makers. Bull World Health Organ,92(11),807-16.
3. K. Wierzbowska-Drabik, E. Trzos, M. Kurpesa, et al. (2017). Diabetes as an independent predictor of left ventricular longitudinal strain reduction at rest and during dobutamine stress test in patients with significant coronary artery disease. Eur Heart J Cardiovasc Imaging.
4. Y. Li, R. Dong, K. Hua, et al. (2017). Outcomes of Coronary Artery Bypass Graft Surgery Versus Percutaneous Coronary Intervention in Patients Aged 18-45 Years with Diabetes Mellitus. Chin Med J (Engl),130(24),2906-2915.
5. M. E. Farkouh, M. Domanski, L. A. Sleeper, et al. (2012). Strategies for multivessel revascularization in patients with diabetes. N Engl J Med,367(25),2375-84.
6. Tạ Văn Bình (2006), Nghiên cứu theo dõi biến chứng ĐTĐ ở BN đến khám lần đầu tại BV Nội tiết, Dự án hợp tác Việt Nam-Nhật Bản, Nhà xuất bản Y học.
7. H. Stegenga, A. Haines, K. Jones, et al. (2014). Identification, assessment, and management of overweight and obesity: summary of updated NICE guidance. BMJ,349,g6608.
8. G. Umpierrez, S. Cardona, F. Pasquel, et al. (2015). Randomized Controlled Trial of Intensive Versus Conservative Glucose Control in Patients Undergoing Coronary Artery Bypass Graft Surgery: GLUCO-CABG Trial. Diabetes Care, 38(9),1665-72.