HIỆU QUẢ CỦA VIỆC QUẢN LÝ TƯƠNG TÁC THUỐC TIM MẠCH – BỆNH TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ THÔNG QUA PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG VÀ HỆ THỐNG CẢNH BÁO TRÊN PHẦN MỀM KÊ ĐƠN (HIS) TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của việc quản lý tương tác thuốc tim mạch – bệnh trên bệnh nhân điều trị nội trú thông qua phối hợp hoạt động dược lâm sàng và hệ thống cảnh báo trên phần mềm kê đơn (HIS), nhằm nâng cao hiệu quả phòng tránh các tương tác thuốc tim mạch - bệnh trên lâm sàng. Phương pháp và kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có so sánh trước sau dựa trên rà soát dữ liệu kê đơn thuốc nội trú điện tử tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn từ tháng 8/2021 - 10/2021 và tháng 1/2022 - 3/2022. Kết quả cho thấy bệnh nhân có tương tác thuốc tim mạch – bệnh trong mẫu nghiên cứu đều là bệnh nhân cao tuổi (trước can thiệp là 67,2 ± 14,4 và sau can thiệp là 53,0 ± 8,6) và sử dụng nhiều thuốc (trước can thiệp 7,6 ± 2,0 và sau can thiệp 6,2 ± 1,3). Tổng số tương tác thuốc tim mạch - bệnh trước khi can thiệp là 71 lượt tương tác (1,055%) giảm còn 7 lượt (0,101%) sau can thiệp. Các cặp tương tác còn xuất hiện sau can thiệp là: clopidogrel - loét đường tiêu hóa có kèm chảy máu, lợi tiểu thiazid - suy thận nặng vàaspirin - loét dạ dày/tá tràng không kèm chảy máu. Các cặp tương tác này đã được các dược sĩ lâm sàng trao đổi với bác sĩ điều trị để đồng thuận xử trí. Kết luận: Với mô hình triển khai quản lý tương tác thuốc tim mạch - bệnh thông qua hệ thống cảnh báo trên phần mềm kê đơn (HIS) và hoạt động của dược sĩ đã phòng tránh được các cặp tương tác thuốc tim mạch - bệnh xảy ra trên lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tương tác thuốc – bệnh, hệ thống cảnh báo, hoạt động dược lâm sàng, bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.
Tài liệu tham khảo
2. J.T. Hanlon et al (2017). Potential drug-drug and drug-disease interactions in well-functioning community-dwelling older adults. Journal of Clinical Pharmacy and Therapeutics.Vol42(2), 228-233.
3. Heleen. V.D. Sijs (2006). Overriding of Drug Safety Alerts in Computerized Physician Order Entry. Journal of the American Medical Informatics Association. Vol13(2), pp.
4. Schedlbauer A., Prasad V., et al. (2009). What evidence supports the use of computerized alerts and prompts to improve clinicians' prescribing behavior?. J Am Med Inform Assoc.Vol16(4), pp. 531-8.
5. Doubova Dubova S. V., Reyes-Morales H., et al. (2007). Potential drug-drug and drug-disease interactions in prescriptions for ambulatory patients over 50 years of age in family medicine clinics in Mexico City. BMC Health Serv Res. Vol 7, pp. 147.
6. Pugh M. J., Starner C. I., et al. (2011). Exposure to potentially harmful drug-disease interactions in older community-dwelling veterans based on the Healthcare Effectiveness Data and Information Set quality measure: who is at risk?. J Am Geriatr Soc. Vol 59(9), pp. 1673-8.
7. Schmidt-Mende K., Andersen M., et al. (2020). Drug-disease interactions in Swedish senior primary care patients were dominated by non-steroid anti-inflammatory drugs and hypertension - a population-based registry study. Scand J Prim Health Care. Vol 38(3), pp. 330-339.
8. Zhan C., Correa-de-Araujo R., et al. (2005). Suboptimal prescribing in elderly outpatients: potentially harmful drug-drug and drug-disease combinations. J Am Geriatr Soc. Vol 53(2), pp. 262-7.
9. Weddle S. C., Rowe A. S., et al. (2017). Assessment of Clinical Pharmacy Interventions to Reduce Outpatient Use of High-Risk Medications in the Elderly. J Manag Care Spec Pharm. Vol 23(5), pp. 520-524.
10. Kamada T., Satoh K., et al. (2021). Evidence-based clinical practice guidelines for peptic ulcer disease 2020. J Gastroenterol. Vol 56(4), pp. 303-322.