KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2021 – 2022

Đặng Thị Thanh Hòa 1,, Trịnh Thị Lan Anh 2
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
2 Bệnh Viện Đa Khoa Sóc Sơn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả sự hài lòng của học viên đào tạo theo nhu cầu và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của học viên đến học tại Bệnh viên Phụ Sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, dữ liệu nghiên cứu từ 232 học viên đang theo học kháo học đào tạo theo nhu cầu tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022. Kết quả: 148 viên dưới 30 tuổi với độ tuổi trung bình là 29,6 tuổi. Gần ba phần tư số học viên có địa chỉ sống/ làm việc tại Hà Nội. Hầu hết học viên đều có thâm niên công tác dưới 5 năm. Có 129 học viên hài lòng với khóa học mà mỗi học viên đang tham gia chiếm tỷ lệ 55,6%. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sự hài lòng đánh giá chung và từng tiểu mục trong đánh giá hài lòng có tương quan thuận với nhau từng đôi một. Trong đó, cặp tiểu mục "Tài liệu học tập" với "Đội ngũ giảng viên" và "Tài liệu học tập" với "Tương tác trong lớp" có mối tương quan chặt chẽ, còn ở tất cả các cặp còn lại có mối tương quan rất chặt chẽ. Kết luận: Sự hài lòng của người học về khoá học sẽ dẫn đến việc học viên tiếp tục theo học, thu hút nhiều học viên mới và ảnh hưởng tích cực đến việc quảng bá hoạt động đào tạo tại Bệnh viên Phụ Sản Hà Nội. Như vậy để nâng cao sự hài lòng của học viên  Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cần phải quan tâm đến các giải pháp từ việc thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của người học, đến việc nâng cao chất lượng, phương giảng dạy của đội ngũ giảng viên, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thực tập.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. H. S. Wald và các cộng sự. (2015), "Professional identity formation in medical education for humanistic, resilient physicians: pedagogic strategies for bridging theory to practice"(1938-808X (Electronic)).
2. J. Crossley và P. Vivekananda-Schmidt (2009), "The development and evaluation of a Professional Self Identity Questionnaire to measure evolving professional self-identity in health and social care students"(1466-187X (Electronic)).
3. M. A. Stillman Pl Fau - Gillers và các cộng sự. (1983), "Effect of immediate student evaluations on a multi-instructor course"(0022-2577 (Print)).
4. Lucie Depoo và các cộng sự. (2016), " Students’ evaluation of education in Human resource management Area: Case of Private czech University", Journal on Efficiency and Responsibility in Education and Science. 9.
5. Mai Thị Yến (2017), Khảo sát sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng sau khi học thực hành mô phỏng tại trung tâm thực hành tiền lâm sàng trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2017, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Nam Định.
6. Trương Phi Hùng và Trương Công Hòa. (2005), "Sự hài lòng của học viên về hoạt động dạy và học tại Khoa Y tế công cộng, trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 9, tr. 81-87.
7. M. S. D'Souza và các cộng sự. (2015), "Perception of and satisfaction with the clinical learning environment among nursing students"1532-2793 (Electronic)).