NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỀ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TẠI CẦN THƠ NĂM 2020

Minh Phương Nguyễn 1, Huỳnh Ngọc Trân Thái 1,, Nhã Uyên Trần 1, Phú Thọ Đinh 1, Việt Nhựt Minh Nguyễn 1, Ngọc Trang Đài Võ 1, Thị Phương Hiền Nguyễn 1, Thiện Thắng Trần 1
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) là một rối loạn phức tạp đặc trưng bởi sự suy giảm trong giao tiếp và phản xạ xã hội. Việc nhận biết và phát hiện sớm trẻ có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ để được tư vấn, theo dõi và can thiệp sớm là hết sức cần thiết và quan trọng, đặc biệt đối với giáo viên mầm non. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng kiến thức và thái độ của giáo viên mầm non tại quận Ninh Kiều TP. Cần Thơ về rối loạn phổ tự kỷ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả 104 giáo viên mầm non, công tác tại 43 trường ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Kết quả: 49,1% giáo viên trên 33 tuổi, 31% có kinh nghiệm giáo dục đặc biệt (GDĐB). Tỷ lệ giáo viên mầm non (GVMN) hiểu biết đúng kiến thức về trẻ tự kỷ ở mức trung bình đến tốt; tỷ lệ trả lời đúng về kiến thức chung về RLPTK thấp nhất là 37% và cao nhất là 97%; có sự khác biệt về kiến thức nhận biết dấu hiệu báo động ở hai nhóm giáo viên có và không có kinh nghiệm giáo dục đặc biệt (p<0,001). Phần lớn các giáo viên có thái độ tích cực đối với trẻ, về thái độ cho rằng trẻ tự kỷ đều bị thiểu năng trí tuệ ở nhóm giáo viên <33 tuổi có thái độ đúng hơn (p<0,001). Kết luận: Kiến thức chung về RLPTK của giáo viên mầm non tương đối tốt và đồng đều ở các nhóm nhưng tỷ lệ về nhận biết dấu hiệu báo động chỉ đạt ở mức trung bình. Thái độ của giáo viên mầm non với trẻ tự kỷ phần lớn ở mức tích cực.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Thị Hoài Ân (2019), “Nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên một số trường chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh”, Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bùi Thị Thu Hà và cộng sự (2019), “Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành của cha mẹ, cán bộ y tế và giáo viên mầm non về rối loạn tự kỷ ở trẻ em tại cộng đồng”.
3. Đào Thị Sâm (2013), “Khảo sát thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ”.
4. Trần Thiện Thắng (2020), “Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18-36 tháng có biểu hiện Rối loạn Phổ tự kỷ tại khoa khám Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ bằng thang điểm M-Chat”, Tạp chí Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Vũ Văn Thuấn (2013), Thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội về tự kỷ, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học.
6. Humphrey N, Symes W.(2013), “Inclusive education for pupils with autistic spectrum disorders in secondary mainstream schools: teacher attitudes, experience and knowledge”, International Journal of Inclusive Education.
7. Haimour & Yahia F. Obaidat, “School Teachers’ Knowledge about Autism in Saudi Arabia Abdulhade”.
8. Lian WB, Kristen Clancy Mancilla và cộng sự (2020), “Prevalence of Autism Spectrum Disorder Among Children Aged 8 Years-Autism and Developmental Disabilities Monitoring Network, 11 Sites, United States”, Urveillance Summaries, 69(4), pp. 1–12.
9. Liu Y. và cộng sự (2016), “Knowledge, attitudes, and perceptions of autism spectrum disorder in a stratified sampling of preschool teachers in China”, BMC Psychiatry.