ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN

Đỗ Đình Tùng 1,, Nguyễn Thị Hoa Huyền 2, Nguyễn Bích Ngọc 1
1 Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn
2 Đại học VinUni

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự hài lòng và các mối liên quan ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2022. Phương pháp:  121 đối tượng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được khảo sát về sự hài lòng từ đó phân tích các yếu tố liên quan. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh đánh giá mức độ rất hài lòng và hài lòng tương ứng là 50,4% và 26,4%. Nhóm tuổi ≥ 70 tuổi có kết quả chăm sóc tốt hơn 3,0 lần so với nhóm < 70 tuổi  (p = 0,01). Nhóm người bệnh ở thành thị có kết quả chăm sóc điều dưỡng tốt hơn 4,8 lần so với nhóm nông thông (p = 0,01). Thời gian mắc bệnh dưới 5 năm có tỷ lệ chăm sóc điều dưỡng cao hơn 1,9 lần so với nhóm đã mắc bệnh hơn 5 năm (p= 0,03). Nhóm người bệnh nhập viện sớm, có thời gian xuất hiện triệu chứng trước nhập viện từ 1 – 3 ngày có kết quả chăm sóc tốt hơn gấp 3,4 lần so với nhóm nhập viện muộn sau 3 ngày (p = 0,01). Kết luận: Tỷ lệ người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có mức độ chăm sóc rất hài lòng và hài lòng là 50,4% và 26,4%. Nhóm tuổi ≥ 70 tuổi, thời gian mắc bệnh dưới 5 năm và sống ở thành thị có kết quả chăm sóc điều dưỡng tốt hơn so với nhóm khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cao Thị Hồng Quyên. Thực trạng chăm sóc người bệnh COPD và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc tại khoa hồi sức cấp cứu trung tâm y tế Gò Quao - Kiên Giang. Trường Đại Học Thăng Long, 36–53.
2. Maggie Nicol Brooker (2003). Nursing adults. The practise of caring. Mordy.
3. Nguyễn Thu (2011), Đánh giá sự hài lòng về chất lượng chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Điều dưỡng – Phục hồi chức năng tỉnh Bình Định, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
4. Nguyễn Trần Tố Trân và Lê Thị Tuyết Lan (2014), "Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 18(Phụ bản 1), tr. 10-13.
5. Phạm Anh Tuấn (2011), Đánh giá hoạt động chăm sóc người bệnh của Điều dưỡng viên tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí năm 2011, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
6. Lung and Blood Institute (NHLBI) and World Health Organization (WHO) National Heart (2003), Global Initiative for chronic obstructive pulmonary disease, National Institute of Health.
7. Raj Parikh, Trushil Gshah, Rajive Tandon. COPD exacerbation care bundle improves standard of care, length of stay, and readmission rates. International Journal of COPD 2016:11 577–583.
8. T. Welte, C. Vogelmeier, A. Papi. COPD: early diagnosis and treatment to slow disease progression. Int J Clin Pract, March 2015, 69, 3, 336–349
9. Townend J, Minelli C, Mortimer K, et al. The association between chronic airflow obstruction and poverty in 12 sites of the multinational BOLD study. Eur Respir J 2017; 49(6).
10. Y. J. Korpershoek và các cộng sự. (2017), "Self-management behaviors to reduce exacerbation impact in COPD patients: a Delphi study", Int J Chron Obstruct Pulmon Dis. 12, tr. 2735-2746.