NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ THÔNG SỐ TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI, ĐÔNG MÁU VÀ DẤU ẤN VIÊM Ở NGƯỜI BỆNH COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Nguyễn Thị Minh Thy1,, Lễ Thị Hoàng Mỹ2, Nguyễn Như Nghĩa2, Huỳnh Nghĩa 3
1 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
2 Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm SARS-CoV-2 kích thích phản ứng miễn dịch, làm thay đổi số lượng và hình thái tế bào máu hoặc rối loạn đông máu và dấu ấn viêm. Tuy nhiên, vai trò các chỉ số này trong phân loại mức độ bệnh COVID-19 còn chưa rõ. Nghiên cứu được thực hiện để bước đầu đánh giá khả năng phân tầng của các thông số trên ở người bệnh COVID-19 lúc nhập viện. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm một số thông số tế bào máu ngoại vi, đông máu và dấu ấn viêm ở người bệnh COVID-19 lúc nhập viện. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 269 người bệnh COVID-19 từ 18 tuổi trở lên, có kết quả dương tính với vi-rút SARS-CoV-2 bằng realtime RT-PCR, được xếp mức độ bệnh (theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế) là trung bình, nặng và nguy kịch, tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 1/2021-3/2022. Kết quả: Tuổi trung bình là 62,7 tuổi. Bệnh nền gặp nhiều nhất là tăng huyết áp (n=139) chiếm 51,7%, tiếp theo là đái tháo đường (n=113) chiếm 42%, bệnh thận mạn (n=55) chiếm 20,4%, bệnh tim mạch (n=53) chiếm 19,7%. WBC, neutrophile (x109/L), neutrophile (%), lymphocyte (x109/L), lymphocyte (%), monocyte (x109/L), monocyte (%), eosinophile (x109/L), eosinophile (%), basophile (%), NLR, PT, INR, fibrinogen, D-Dimer, CRP, LDH, ferritin lúc nhập viện có sự khác biệt (p<0,05) ở người bệnh mức độ trung bình, nặng và nguy kịch. Kết luận: Lúc nhập viện, người bệnh COVID-19 mức độ càng nặng và nguy kịch có biểu hiện các thông số WBC, neutrophile, NLR, fibrinogen, D-Dimer, CRP, LDH, ferritin càng cao và các chỉ số lymphocyte, monocyte, eosinophile, basophile (%) càng thấp; riêng người bệnh mức độ càng nguy kịch có thời gian PT càng kéo dài và INR càng cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huang, C. et al. (2020) ‘Clinical features of patients infected with 2019 novel coronavirus in Wuhan, China’, The Lancet, 395(10223), pp. 497–506.
2. Izcovich A, Ragusa MA, Tortosa F et al (2020) Prognostic factors for severity and mortality in patients infected with COVID-19: a systematic review. PLoS ONE 15:e0241955–e0241955.
3. Liao Danying, Zhou Fen, Luo Lili, et al. (2020), "Haematological characteristics and risk factors in the classification and prognosis evaluation of COVID-19: a retrospective cohort study", The Lancet Haematology, 7(9), pp. e671-e678.
4. Linssen, J. et al. (2020) ‘A novel haemocytometric COVID-19 prognostic score developed and validated in an observational multicentre European hospital-based study.’, eLife, 9. doi: 10.7554/eLife.63195.
5. Luo, L. et al. (2020) ‘Early coagulation tests predict risk stratification and prognosis of COVID- 19.’, Aging, 12(16), pp. 15918–15937. doi: 10.18632/aging.103581.
6. Ripa, M. et al. (2021) ‘Secondary infections in patients hospitalized with COVID-19: incidence and predictive factors.’, Clinical microbiology and infection: the official publication of the European Society of Clinical Microbiology and Infectious Diseases, 27(3), pp. 451–457.
7. Wu, C. et al. (2020) ‘Risk Factors Associated With Acute Respiratory Distress Syndrome and Death in Patients With Coronavirus Disease 2019 Pneumonia in Wuhan, China.’, JAMA internal medicine, 180(7), pp. 934–943.
8. Zhao Y, Yu C, Ni W et al (2021) Peripheral blood inflammatory markers in predicting prognosis in patients with COVID-19. Some differences with influenza A. J Clin Lab Anal 35:e23657.