CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH MẠN TÍNH Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Nguyễn Thị Mộng Hồng 1,, Nguyễn Thị Mai Anh 1, Bùi Quang Vinh 1, Lâm Thị Mỹ 1
1 Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm mạn tính và không mạn tính của bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch (GTCMD) ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (BVNĐ1). (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với diễn tiến mạn tính ở trẻ GTCMD. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, kết hợp tiến cứu. Đối tượng: 205 bệnh nhi GTCMD tại khoa Sốt xuất huyết-Huyết học BVNĐ1, từ 01/2019 đến 01/2020. Kết quả và kết luận: Đặc điểm chung: Tỉ lệ nhóm bệnh GTCMD mạn tính là 23,4%, nhóm không mạn tính là 76,6%. Ở nhóm mạn tính (48 ca): Nữ 62,5 %, nam 37,5%, nữ/nam 1,67/1; Tuổi trung bình: 83,6 ± 53,4 tháng tuổi; Bệnh thường khởi phát với thời gian biểu hiện bệnh trung bình trước vào viện là 4,9 ± 2,1 ngày. 100% bệnh nhân có xuất huyết ở các mức độ khác nhau, đa số là xuất huyết da và niêm mạc chiếm 72,9%, xuất huyết não 4,2%; Số lương tiểu cầu (SLTC) trung bình lúc nhập viện 19,7 ± 9,6 G/L, SLTC sau điều trị 3 tuần 20,3 ± 7,4 G/L; Tỉ lệ ANA dương tính 12,5%; Tỉ lệ có đột biến gen IFNA17 16,7%. Ở nhóm không mạn tính (157 ca): Nữ 45,9%, nam 54,1%, nữ/nam 0,85/1; Tuổi trung bình: 26,0 ± 39,5 tháng tuổi; Bệnh thường khởi phát với thời gian biểu hiện bệnh trung bình trước vào viện là 2,2 ± 1,1 ngày. 100% bệnh nhân có xuất huyết ở các mức độ khác nhau, đa số là xuất huyết da và niêm mạc chiếm 82,8%, xuất huyết não 1,3%; SLTC lúc nhập viện 18,3 ± 11,7 G/L, SLTC sau điều trị 3 tuần 46,6 ± 24,1 G/L; Tỉ lệ ANA dương tính 3,8%; Tỉ lệ có đột biến gen IFNA17 84,1%. Có mối tương quan thuận (p<0,05) giữa các yếu tố sau với nhóm GTCMD mạn tính: lứa tuổi khởi phát bệnh ở trẻ lớn, thời gian khởi phát xuất huyết dài ngày, SLTC sau 3 tuần điều trị không tăng cao, ANA dương tính. Có mối tương quan nghịch (p<0,05) giữa tỉ lệ đột biến gen IFNA17 với nhóm GTCMD mạn tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chang TY. Modifying risk factors of chronicity in children with immune thrombocytopenia: still underway. Pediatr Neonatol. 2019;60(4):357–358.
2. Despotovic JM et al. Gene affecting risk, severity of chronic ITP are identified. Blood 2015;126(23): pp.73.
3. Donato H et al. Demographic data, natural history, and pronogtic factors of idiopathic thrombocytopenic purpura in children: amulticentered study from Argentina. Pediatric Blood Cancer 2009;52(4):491-496.
4. Katja MJ, Heitink-Pollé, Joyce N. Clinical and laboratory predictors of chronic immune thrombocytopenia in children: a systematic review and meta-analysis. Blood 2014;124 (22):3295-3307.
5. Lâm Thị Mỹ, Nguyễn Trọng Lân, Nguyễn Kim Hồng. Chẩn đoán và điều trị Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Y học TPHCM 2003;7(1):33-37.
6. Neunert C, Lim W, Crowther M. The American Society of Hematology 2011 evidence-based practice guideline for immune thrombocytopenia. Blood 2011;117(16):4190-4207.
7. Hồ Thị Sương (2014). Nghiên cứu đặc điểm và kết quả điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch tại khoa Nhi Bệnh viện Trung Ương Huế, trường đại học Y dược Huế, Huế.
8. Ying S, Sili L, Wenjun L. Risk Factors and Psychological Analysis of Chronic Immune Thrombocytopenia in Children. Int J Gen Med 2020;13:1675-1683.