ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ THIẾT YẾU TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH TIỀN GIANG

Trương Văn Nghĩa1,, Tạ Văn Trầm 2
1 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Tiền Giang
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Quản lý trang thiết bị y tế là chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế đảm bảo giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và đảm bảo những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó, nhằm phát triển, khai thác và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị y tế được đầu tư trong ngành y tế. Mục tiêu: Đánh giá thực trạng quản lý trang thiết bị y tế thiết yếu tại một số khoa, phòng Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Tiền Giang năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các trang thiết bị chẩn đoán: các loại máy, thiết bị hoặc hệ thống thiết bị đồng bộ phục vụ cho công tác chẩn đoán thuộc các nhóm 1, 2, 3 của bảng phân loại trang thiết bị y tế tại 5 khoa Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tiền Giang năm 2022. Kết quả: Số lượng và loại trang thiết bị chẩn đoán tại các khoa nghiên cứu đạt tỷ lệ mức trung bình lần lượt là 58,2% và 53,5%. Có 93/110 (84,5%) trang thiết bị chẩn đoán hoạt động bình thường và 17/110 (15,5%) hỏng và đang sửa chữa. 76,2% trang thiết bị quản lý chưa tốt. 84,9% phụ tùng thay thế, dụng cụ sửa chữa, thiết bị đo lường chuyên dụng chưa đáp ứng tốt công việc bảo dưỡng, sửa chữa tại khoa. Kết luận: Số lượng và trình độ của cán bộ bảo dưỡng, sửa chữa; phụ tùng thay thế, dụng cụ sửa chữa, thiết bị đo lường chuyên dụng trang thiết bị chẩn đoán chưa đáp ứng với nhu cầu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Vân Anh (2008), Phân tích, đánh giá hoạt động quản lý trang thiết bị y tế tại một số cơ sở sử dụng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Dược Hà Nội.
2. Hà Đắc Biên (2012), Đào tạo và tổ chức sử dụng nguồn nhân lực kỹ thuật thiết bị y tế, Tạp chí Y học thực hành, 823, tr. 62-65.
3. Bộ Y tế (2011), Báo cáo chung tổng quan Ngành Y tế.
4. Nguyễn Thị Kim Chúc và cs (2004), Kiểm kê và đánh giá thực trạng đầu tư trang thiết bị chẩn đoán tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh.
5. Võ Thị Ngọc Hương (2013), Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý trang thiết bị chẩn đoán tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Long An, năm 2013, Luận văn Thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học y tế công cộng, Hà Nội.
6. Nguyen Hoang Long et al (2006), Case studies of computerized tomography (CT), colour ultrasound and digestive endoscope in 5 provincial hospitals in 2006.
7. Pradip Shahi Thakuri, Ramila Joshi (2012), Biomedical Equipment Management in Hospitals.