GIẢM SỐ LƯỢNG TIỂU CẦU Ở BỆNH NHÂN NHIỄM TRÙNG HỆ THỐNG

Nguyễn Văn Trọng 1, Đặng Quốc Tuấn1,2,, Nguyễn Anh Tuấn 2, Lưu Tuấn Việt 2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ, mức độ nặng, diễn biến, kết quả điều trị giảm số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân nhiễm trùng hệ thống (sepsis) tại trung tâm Hồi sức tích cực. Đối tượng: 307 bệnh nhân sepsis có giảm tiểu cầu tại trung tâm Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, bệnh nhân được ghi lại các thông số về số lượng tiểu cầu, thời gian giảm tiểu cầu, vị trí nhiễm khuẩn, kết cục lâm sàng. Kết quả: Có 307 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Viêm phổi là nhiễm khuẩn thường gặp nhất (40%). Thời gian giảm tiểu cầu trung bình là 6,4 ngày. Phần lớn giảm tiểu cầu mức độ trung bình và nặng. Tỷ lệ tử vong/Nặng xin về ở nhóm bệnh nhân giảm tiểu cầu có sepsis/sốc nhiễm khuẩn và DIC khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm sepsis/sốc nhiễm khuẩn không có DIC với OR 3,064, P < 0,05. Kết luận: Giảm tiểu cầu là phổ biến và có liên quan đến kết quả lâm sàng tồi tệ hơn. Như vậy, giảm tiểu cầu khi nhập viện hoặc khi bắt đầu sốc nhiễm trùng ở bệnh nhân nhiễm trùng có thể được sử dụng như một dấu hiệu sớm cho phân tầng rủi ro để xác định bệnh nhân có nguy cơ lâm sàng phức tạp và tăng tỷ lệ tử vong. Các bác sĩ nên tích cực trong chẩn đoán và điều trị nguyên nhân của giảm tiểu cầu ở bệnh nhân sốc nhiễm trùng để cải thiện kết cục lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW, et al. The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA. 2016;315(8):801-810. doi:10.1001/jama.2016.0287
2. de Stoppelaar SF, van ’t Veer C, van der Poll T. The role of platelets in sepsis. Thromb Haemost. 2014;112(4):666-677. doi:10.1160/ TH14-02-0126
3. Williamson DR, Lesur O, Tétrault JP, Nault V, Pilon D. Thrombocytopenia in the critically ill: prevalence, incidence, risk factors, and clinical outcomes. Can J Anaesth J Can Anesth. 2013; 60(7):641-651. doi:10.1007/s12630-013-9933-7
4. Vanderschueren S, De Weerdt A, Malbrain M, et al. Thrombocytopenia and prognosis in intensive care. Crit Care Med. 2000;28(6):1871-1876. doi:10.1097/00003246-200006000-00031
5. Venkata C, Kashyap R, Farmer JC, Afessa B. Thrombocytopenia in adult patients with sepsis: incidence, risk factors, and its association with clinical outcome. J Intensive Care. 2013;1(1):9. doi:10.1186/2052-0492-1-9
6. Sharma B, Sharma M, Majumder M, Steier W, Sangal A, Kalawar M. Thrombocytopenia in septic shock patients--a prospective observational study of incidence, risk factors and correlation with clinical outcome. Anaesth Intensive Care. 2007;35(6):874-880. doi:10.1177/0310057X0703500604
7. Aird WC. The hematologic system as a marker of organ dysfunction in sepsis. Mayo Clin Proc. 2003; 78(7):869-881. doi:10.4065/78.7.869
8. Zarychanski R, Houston DS. Assessing thrombocytopenia in the intensive care unit: the past, present, and future. Hematol Am Soc Hematol Educ Program. 2017;2017(1):660-666.
9. Zhang M ka, Xu T qi, Zhang X jing, et al. Thrombocytopenia in 737 adult intensive care unit patients: A real-world study of associated factors, drugs, platelet transfusion, and clinical outcome. SAGE Open Med. 2020;8:205031212095890. doi:10.1177/2050312120958908
10. Aird WC. The hematologic system as a marker of organ dysfunction in sepsis. Mayo Clin Proc. 2003;78(7):869-881. doi:10.4065/78.7.869
11. Kitchens CS. Thrombocytopenia and thrombosis in disseminated intravascular coagulation (DIC). Hematol Am Soc Hematol Educ Program. Published online 2009:240-246. doi:10.1182/ asheducation-2009.1.240