NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ GIẢM GLUCOSE, HBA1C VÀ LIPID MÁU CỦA CAO DÂY THÌA CANH Ở NGƯỜI TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Đỗ Đình Tùng1,, Tạ Văn Bình 2
1 Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá tác dụng của bột lá khô Dây thìa canh đến các chỉ số glucose, HbA1c, lipid máu, Huyết áp, chức năng gan, thận ở người tiền đái tháo đường. Phương pháp: 90 đối tượng tiền đái tháo đường tuổi trưởng thành được lựa chọn từ cộng đồng; được chia làm 2 nhóm có uống cao dây thìa canh và nhóm chứng theo dõi trong 3 tháng. Kết quả: Cao dây thìa canh có tác dụng hạ đường máu lúc đói, đường máu sau 2h và HbA1c, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng; tỉ lệ đối tượng tiền đái tháo đường về đường máu bình thường chiếm 74.5%, cao hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Có tác dụng làm giảm chỉ số trung bình Cholesterol  và LDL_c có ý nghĩa thống kê so nhóm chứng. Giảm chỉ số trung bình cả hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Cao dây thìa canh có tác dụng giảm glucose máu, HbA1c, tỉ lệ tiền đái tháo đường và các chỉ số Cholesterol, LDL-C, Triglycerid ở nhóm tiền đái tháo đường được can thiệp sau 3 tháng so với nhóm chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tạ Văn Bình (2007), “Đại cương về đái tháo đường – Tăng glucose máu”. Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường- tăng glucose máu. NXB Y học, Hà Nội, tr 11-168.
2. Hà Thị Tâm, Đỗ Minh Thìn (2005), Mối liên quan giữa độ ngưng tập tiểu cầu với một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có thiếu máu cơ tim cục bộ, Tạp chí Nội tiết và các Rối loạn chuyển hoá số 12.2005, tr.32-35.
3. American Diabetes Association (2010), “Standards of Medical Care in Diabetes—2010”, Diabetes Care, Vol. 33, Suppl. 1, pp: S11-S61.
4. Dennis L. Kasper et al (1991), Harrison’s principle of internal medicine, OVID, 16th Edition, subject 323.
5. Abdul-Ghani, M. A., Tripathy, D., & DeFronzo, R. A. (2006). Contributions of β-cell dysfunction and insulin resistance to the pathogenesis of impaired glucose tolerance and impaired fasting glucose. Diabetes care, 29(5), 1130-1139.
6. Ferrannini, E., Gastaldelli, A., & Iozzo, P. (2011). Pathophysiology of prediabetes. Medical Clinics, 95(2), 327-339.
7. Tiwari, P., Mishra, B. N., & Sangwan, N. S. (2014). Phytochemical and Pharmacological Properties of Gymnema sylvestre: An Important Medicinal Plant. BioMed Research International, 2014.
8. Kanetkar, P., Singhal, R., & Kamat, M. (2007). Gymnema sylvestre: A Memoir. Journal of Clinical Biochemistry and Nutrition, 41(2), 77-81.