THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ NĂM 2020

Trần Thị Lan Anh 1,, Trần Minh Cường 1, Lê Vân Anh 2
1 Đại học Dược Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, các bệnh mạn tính đang ngày càng chiếm tỷ lệ cao ở nước ta, trong đó, nổi bật là bệnh tăng huyết áp. Việc thăm khám ngoại trú các bệnh mạn tính cũng như sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị cho bệnh nhân sẽ giúp giảm thiểu gánh nặng về sức khỏe và kinh tế cho người bệnh nói riêng và ngân sách bảo hiểm y tế nói chung. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích khảo sát về thực trạng kê đơn và chi phí thuốc điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đơn thuốc của bệnh nhân điều trị ngoại trú tăng huyết áp tại bệnh viện Hữu Nghị được trích xuất từ phần mềm của bệnh viện, phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Phác đồ đa trị liệu không cố định liều chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,6% trong tổng số các liệu pháp điều trị trong đó, dạng phối hợp 2 thuốc ACEI + BB, CCB + ACEI và dạng phối hợp 3 thuốc BB +ARB +LT được chỉ định nhiều nhất. Trong phác đồ điều trị bệnh THA đơn độc, BB có chi phí thấp nhất (69.660 VND). Phối hợp ARB + LT cho chi phí cao nhất 310.545 VND. Kết luận: Phác đồ đa trị liệu chiếm đa số trong mẫu nghiên cứu, trong đó có sự chệnh lệnh chi phí đáng kể giữa các phác đồ điều trị.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế, Cần quan tâm hơn về hoạt động quản lý bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại tuyến y tế cơ sở. 2022, cuộc họp về hoạt động quản lý bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại tuyến y tế cơ sở.
2. Dương Thị Chinh (2020), Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang năm 2019, Luận văn dược sĩ chuyên khoa I, Đại học Dược Hà Nội.
3. Nguyễn Thành Chung và cộng sự (2021), "Phân tích chi phí khám chữa bệnh tăng huyết áp ở tuyến y tế cơ sở của tỉnh Hà Nam năm 2019 và một số yếu tố liên quan", Tạp chí y học dự phòng, 31(8), pp. 63-70.
4. Lê Thị Thu Hằng (2020), Phân tích thực trạng kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2019, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Đại học Dược Hà Nội.
5. Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam (2018), Khuyến cáo về chuẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, pp.
6. Mai Tất Tố, Vũ Thị Trâm (2007), Dược lý học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, pp.
7. Hoàng Thị Mỹ Hạnh (2020), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Khoa nội Tim mạch Bệnh viện Trung Ương Huế, Luận văn thạc sĩ dược học, Đại học Dược Hà Nội.
8. Bryan Williams, et al (2018), "2018 ESC/ESH Guidelines for the management of arterial hypertension: The Task Force for the management of arterial hypertension of the European Society of Cardiology (ESC) and the European Society of Hypertension (ESH)", European heart journal, 39(33), pp. 3021-3104.