KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CHỦNG VI KHUẨN STAPHYLOCOCCUS TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Với tình hình đề kháng kháng sinh cao, việc lựa chọn kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn Staphylococcus spp. là một thách thức trong thực hành lâm sàng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ loại mẫu bệnh phẩm có kết quả cấy dương chủng Staphylococcus spp. giai đoạn 2019 - 2021; Xác định tỷ lệ và phân tích xu hướng nhạy cảm với kháng sinh của chủng Staphylococcus spp. giai đoạn 2019 - 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Độ nhạy cảm với từng loại kháng sinh giai đoạn 2019 - 2021 được thu thập từ Khoa Xét nghiệm. Sự khác biệt về xu hướng nhạy cảm giữa năm 2019 và 2021 được kiểm tra bằng cách sử dụng phép kiểm Chi bình phương. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, có 3103 mẫu bệnh phẩm cho kết quả phân lập là Staphylococcus spp.; trong đó, vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất là Staphylococcus aureus (55,1%) và các bệnh phẩm chiếm tỉ lệ cao nhất gồm mủ/dịch tiết/catheter (47,1%), máu (30,0%), đường hô hấp (15,4%) và nước tiểu (4,5%). Sau ba năm, Staphylococcus spp. tại bệnh viện còn nhạy cảm 100% với vancomycin và linezolid; nhạy cảm trên 50% với cloramphenicol (80,4%), doxycycline (93,9%), rifampicin (93,7%) và co-trimoxazole (68,0%). Tỷ lệ MRSA rất cao (72,4%) với tỷ lệ hVISA (MIC vancomycin từ 1-2 µg/mL) chiếm 14,9%. Xu hướng nhạy cảm với kháng sinh của Staphylococcus spp. đã tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) nhưng độ tăng không đáng kể. Tỷ lệ nhạy cảm với kháng sinh của Staphylococcus spp. tại các khoa lâm sàng sau ba năm tương tự mô hình toàn viện, trừ Khoa Hồi sức tích cực có tỷ lệ nhạy cảm thấp hơn đáng kể đối với hầu hết các loại kháng sinh. Kết luận: Tính nhạy cảm của Staphylococcus spp. cao chỉ còn với vài loại kháng sinh. Tỷ lệ chủng Staphylococcus spp. đề kháng như MRSA và hVISA cao cho thấy việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tại Khoa Hồi sức tích cực.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Staphylococcus spp., kháng sinh, nhạy cảm, đề kháng.
Tài liệu tham khảo
2. Lê Huy Thạch, Lê Văn Thanh, Đỗ Thùy Dung, Ngô Văn Thắng (2021), "Đặc điểm đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận năm 2020", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 25, tr. 8.
3. Nguyễn Thị Bích Nguyên, Hoàng Tiến Mỹ (2015), "Khảo sát tình hình kháng thuốc kháng sinh của Staphylococci tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 19.
4. Phạm Thái Bình, Phạm Hùng Vân, Trương Quang Vinh, Nguyễn Thị Thanh Trúc, Trần Bích Ngọc, Nguyễn Thị Trúc Anh, (2013), "Đánh giá mức độ nhạy cảm vancomycin của Staphylococcus aureus", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 17, tr. 6.
5. Trần Thị Thủy Trinh, Nguyễn Thanh Bảo (2014), "Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh được phân lập tại Bệnh viện An Bình từ 1/10/2012 đến 31/5/2013", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 18, tr. 296-303.
6. O'Neill J. (2016), Tackling drug-resistant infections globally: final report and recommendations, Government of the United Kingdom.
7. Vincent J. L. et al. (2009), "International study of the prevalence and outcomes of infection in intensive care units", Jama. 302(21), tr. 2323-9.
8. Walraven C. J. et al. (2011), "Site of infection rather than vancomycin MIC predicts vancomycin treatment failure in methicillin-resistant Staphylococcus aureus bacteraemia", J Antimicrob Chemother. 66(10), tr. 2386-92.
9. Zheng X. Y. et al. (2021), "Antibiotic Resistance Pattern of Staphylococcus Aureus Isolated From Pediatrics With Ocular Infections: A 6-Year Hospital-Based Study in China", Front Pediatr. 9, tr. 728634.