HIỆU QUẢ LỌC MÁU Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI CHẠY THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Văn Tuấn Nguyễn 1,, Thị Thùy Linh Nguyễn 2
1 Trường Đại học Y khoa Vinh
2 Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh thận mạn đặc biệt là bệnh thận mạn giai đoạn cuối là vấn đề sức khỏe toàn cầu với tỷ lệ mắc bệnh cao. Thận nhân tạo chu kỳ là phương pháp điều trị thay thế thận được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả lọc máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo chu kỳ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau. Kết quả: (1) Chỉ số URR trung bình là 64,13 ± 3,25 ; chỉ số Kt/V trung bình là 1,22 ± 0,12; (2) Có 67,57% tổng số bệnh nhân đạt chỉ số URR và 75,68% tổng số bệnh nhân đạt chỉ số Kt/V; (3) Các triệu chứng lâm sàng giảm đáng kể sau lọc máu so với trước lọc máu nhất là các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn và đau đầu. Kết luận: Phần lớn bệnh nhân bệnh thận mạn đạt chỉ số URR và Kt/V sau lọc máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lương Trác Nhàn, Lê Văn Luân (2015), Đánh giá hiệu quả lọc máu chu kỳ tại khoa thận nhân tạo Bệnh viện quân y 121, Hội tiết niệu – thận học Thừa Thiên Huế.
2. Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Cảnh Phú (2015), Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ suy thận mạn ở
người dân Nghệ An, Tạp chí KH-CN Nghệ An, số 12.
3. Võ Tam, Hoàng Bùi Bảo (2008), Đánh giá hiệu quả lọc máu chu kỳ bằng hiệu suất ure, creatinin, acid uric và chỉ số Kt/V, Tạp chí Y học thực hành, 7 (612+613).
4. Eghlim Nemati et al (2017), The relationship between dialysis adequancy and serum uric acid in dialysis patients; a cross-sectional multi-center study in Iranian hemodialysis centers, Jounal of Renal Injury Prevention, 6(5):142-147.
5. Mehedi Hasan, Ipsita Sutradhar (2018), Prevalence of chronic kidney disease in South Asia: a systematic review, BMC Nephrology, 19(291).
6. Roya Hemayati, Mahboub Lesanpezeshki (2015), Association of dialysis adequacy with nutritional and inflammatory status in patients with chronic kidney failure, Original Article, 26(6);1154-1160.