ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIỂM SOÁT LDL-C TRONG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: đánh giá kết quả kiểm soát LDL-C trong sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. Phương pháp: mô tả cắt ngang trên 222 bệnh nhân điều trị tại phòng khám ngoại trú của một bệnh viện tại Cần Thơ từ 01/4/2021-30/4/2022. Kết quả: tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị là 20,7%, tỷ lệ bệnh nhân chưa đạt mục tiêu điều trị chiếm 79,3%. Bệnh nhân có nguy cơ tim mạch thấp hơn có tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị là 30,6%; cao hơn so với bệnh nhân có nguy cơ tim mạch rất cao là 16,2% (OR = 3,778; 95%CI = 1,336 – 10,682; p = 0,012). Cứ tăng 1 tuổi thì bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị tăng 1,076 lần (OR = 1,076; 95%CI = 1,018 – 1,136; p = 0,009). Kết luận: tỷ lệ bệnh nhân đạt LDL-C mục tiêu trong nghiên cứu còn thấp, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố tuổi, nguy cơ tim mạch của bệnh nhân và kết quả đạt mục tiêu điều trị LDL-C.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
LDL-C, rối loạn lipid máu, thuốc điều trị rối loạn lipid máu, bệnh nhân ngoại trú.
Tài liệu tham khảo
2. Hoàng Thị Thanh Huyền (2016), Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
3. Trần Thị Thu Trang (2020), Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện Quân Y 105, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
4. Trương Huỳnh Kim Ngọc (2017), Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện tim mạch Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại Học Dược Hà Nội.
5. Trương Quang Thái (2021), Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân nội trú tại bệnh viện trường Đại học y dược Cần Thơ, Luận văn Thạc sỹ dược học, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
6. Mach F., Baigent C., Catapano A. L., et al. (2019), "2019 ESC/EAS Guidelines for the management of dyslipidaemias: lipid modification to reduce cardiovascular risk", European Heart Journal, 41(1), pp. 111-188.
7. Park J. E., Chiang C. E., Munawar M., et al. (2012), "Lipid-lowering treatment in hypercholesterolaemic patients: the CEPHEUS Pan-Asian survey", Eur J Prev Cardiol, 19(4), pp. 781-794.
8. Tsao, C. W., A. W. Aday, Z. I. Almarzooq, et al. (2022), "Heart Disease and Stroke Statistics-2022 Update: A Report from the American Heart Association", Circulation, 145(8), pp. e153-e639.