ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CĂN NGUYÊN VI SINH GÂY NHIỄM TRÙNG TIẾT NIỆU TẠI KHOA NỘI II – BỆNH VIỆN XANH PÔN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu tiến hành với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, căn nguyên vi sinh và sự nhạy cảm với kháng sinh của tác nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên bệnh nhân được chẩn đoán *nhiễm trùng tiết niệu điều trị nội trú tại khoa Nội II – Bệnh viện Xanh Pôn. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 120 bệnh nhân, nam chiếm tỷ lệ 34,4% (n=41) và nữ chiếm tỷ lệ 65,6% (n=71). Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 61,7 ± 18,3 (19 - 93 tuổi). Triệu chứng lâm sàng hay gặp : sốt chiếm 67,5%, tiểu buốt chiếm 70,0%, tiểu rắt chiếm 59,2%, đau trên xương mu 35,8%, đau hông lưng 25%. Tỉ lệ cấy nước tiểu (+) là 40,8%, trong đó vi khuẩn chiếm 97,7% (Gram (+) 13,6%, Gram (-) 86,4%). E.coli chiếm 80% các căn nguyên Gram (-), 64,3% có khả năng sinh ESBL. E.coli có độ nhạy cao với nhóm Carbapenem, Amikacin, Fosfomicin và Piperacilin/Tazobactam. Kháng với nhóm Quinolon từ 53,6 - 60,7% Cotrimoxazol 66,7%, Gentamycin 39,3%, Tobramycin 42,8%. E.coli ESBL (+) kháng rất cao với nhóm Cephalosporin, đặc biệt là Cefuroxime, Ceftriaxon và Cefotaxim (100%), trong khi nhóm ESBL (-) kháng rất thấp với Cephalosporin. Kết luận: E.coli dẫn đầu các căn nguyên gây nhiễm trùng tiết niệu với tỷ lệ kháng kháng sinh cao đặc biệt ở các chủng có khả năng sinh ESBL.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
E.coli, nhiễm trùng tiết niệu, ESBL.
Tài liệu tham khảo
2. Foxman B. Urinary tract infection syndromes: occurrence, recurrence, bacteriology, risk factors, and disease burden. Infect Dis Clin North Am.2013; 28(1), 1–13.
3. Ronald A. The etiology of urinary tract infection: traditional and emerging pathogens. Dis--Mon DM. 2003; 49(2), 71–82.
4. Đoàn Văn Thoại. Nghiên cứu tinh trạng nhiễm khuẩn tiết niệu và sự nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh với kháng sinh ở bệnh nhân nằm điều trị nội trú tại khoa Thận - tiết niệu bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội. 2010.
5. Vũ Thị Thanh Hà. Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện ở bệnh nhân hồi sức cấp cứu có đặt ống thông bàng quang, Luận văn tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội. 2004.
6. Đặng Quỳnh Trang. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2017.
7. Morrissey I., Hackel M., Badal R. el al. A Review of Ten Years of the Study for Monitoring Antimicrobial Resistance Trends (SMART) from 2009 to 2011. Pharm Basel Switz. 2013; 6(11), 1335–1346.
8. Bộ y tế và GRAP - VN. Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện tại Việt Nam năm 2008 – 2009. 2009.