ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP GƯƠNG TRỊ LIỆU ĐẾN CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO ĐỘT QUỴ NÃO TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN CAO BẰNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp gương trị liệu đến chức năng vận động ở bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ não. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả mô tả can thiệp đối chứng trên 180 bệnh nhân bị liệt nửa người do đột quỵ não đã điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền Cao Bằng thời gian từ ngày 3/7/2018 đến ngày 3/7/2020. Kết quả và kết luận: Sau 3 tháng can thiệp bằng phương pháp gương trị liệu ở nhóm can thiệp có 94,44% ngồi vững (trước điều trị 73,33%). Có 64,44% bệnh nhân tự đi lại được (trước tập là 32,22%). Mức độ vận động bàn tay liệt gia tăng sau thời gian điều trị 3 tháng ở cả hai nhóm, kết quả ở nhóm can thiệp cải thiện rõ rệt hơn so với nhóm chứng với mức độ vận động tốt và khá đến 75,56% (nhóm chứng chiếm 52,22%). Mức độ khéo léo bàn tay liệt gia tăng sau thời gian điều trị 3 tháng, với mức độ khéo léo 4,5,6 là mức độ khéo léo nhất chiếm 56,66% (trước điều trị 2,22%).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đột quỵ não, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, nhồi máu não, vận động trị liệu, gương trị liệu.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Kim Liên (2011), Nghiên cứu phục hồi chức năng bàn tay trên bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não. Luận văn tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 90 – 95.
3. Nguyễn Thị Kim Liên, Trần Việt Hà (2015), “Hiệu quả phục hồi chức năng chi trên ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não bằng chương trình GRASP”, tạp chí Y dược học quân sự số 1, tr 85 – 90.
4. Vũ Thị Kim Thanh (2012), "Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng vận động chi trên ở bệnh nhân tai biến nhồi máu vùng trên lều", Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, tr 55.
5. Cao Thành Vân, Trình Trung Phong (2011), ‘‘Nghiên cứu đặc điểm của một số yếu tố nguy cơ thường gặp ở bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện Đa khoa Quảng Nam năm 2011’’, tạp chí y học Việt Nam số 23 tr 112 – 115.
6. Broeks J. G, Rumping K, et al. (2004), "The long-term outcome of arm funtion after stroke: results of a follow-up study", Disability and rehabilitation, (21), pp 357-364.
7. Harris J.E (2009), "A self - administered graded repetitive arm supplementary program improves arm funtion during inpatient stroke rehabilititation: a multi - site randomized controlled trial", Stroke, 40, pp. 2123 - 2128.
8. Whyte J (1993), “Neurologic disorders of attention and arousal: assessment and treatment”, Archives of Physical Medicine and Rehabilitation, Vol 73, 1094-1103.