ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP GƯƠNG TRỊ LIỆU ĐẾN CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO ĐỘT QUỴ NÃO TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN CAO BẰNG

Thị Tâm Vũ1,, Phương Sinh Nguyễn1, Minh Phong Trịnh1, Hồng Nhung Dương2, Thị Tuyết Chinh Lê3
1 Trường đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
3 Bệnh viện Y học cổ truyền Cao Bằng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp gương trị liệu đến chức năng vận động ở bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ não. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả mô tả can thiệp đối chứng trên 180 bệnh nhân bị liệt nửa người do đột quỵ não đã điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền Cao Bằng thời gian từ ngày 3/7/2018 đến ngày 3/7/2020. Kết quả và kết luận: Sau 3 tháng can thiệp bằng phương pháp gương trị liệu ở nhóm can thiệp có 94,44% ngồi vững (trước điều trị 73,33%). Có 64,44% bệnh nhân tự đi lại được (trước tập là 32,22%). Mức độ vận động bàn tay liệt gia tăng sau thời gian điều trị 3 tháng ở cả hai nhóm, kết quả ở nhóm can thiệp cải thiện rõ rệt hơn so với nhóm chứng với mức độ vận động tốt và khá đến 75,56% (nhóm chứng chiếm 52,22%). Mức độ khéo léo bàn tay liệt gia tăng sau thời gian điều trị 3 tháng, với mức độ khéo léo 4,5,6 là mức độ khéo léo nhất chiếm 56,66% (trước điều trị 2,22%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Ngọc Anh (2005), “Bước đầu đánh giá hiệu quả hoạt động trị liệu trong PHCN chi trên ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não”. Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, tr 57.
2. Nguyễn Thị Kim Liên (2011), Nghiên cứu phục hồi chức năng bàn tay trên bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não. Luận văn tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 90 – 95.
3. Nguyễn Thị Kim Liên, Trần Việt Hà (2015), “Hiệu quả phục hồi chức năng chi trên ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não bằng chương trình GRASP”, tạp chí Y dược học quân sự số 1, tr 85 – 90.
4. Vũ Thị Kim Thanh (2012), "Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng vận động chi trên ở bệnh nhân tai biến nhồi máu vùng trên lều", Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, tr 55.
5. Cao Thành Vân, Trình Trung Phong (2011), ‘‘Nghiên cứu đặc điểm của một số yếu tố nguy cơ thường gặp ở bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện Đa khoa Quảng Nam năm 2011’’, tạp chí y học Việt Nam số 23 tr 112 – 115.
6. Broeks J. G, Rumping K, et al. (2004), "The long-term outcome of arm funtion after stroke: results of a follow-up study", Disability and rehabilitation, (21), pp 357-364.
7. Harris J.E (2009), "A self - administered graded repetitive arm supplementary program improves arm funtion during inpatient stroke rehabilititation: a multi - site randomized controlled trial", Stroke, 40, pp. 2123 - 2128.
8. Whyte J (1993), “Neurologic disorders of attention and arousal: assessment and treatment”, Archives of Physical Medicine and Rehabilitation, Vol 73, 1094-1103.