KẾT QUẢ CỦA CAN THIỆP NHẰM TỐI ƯU SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TẠI KHOA NGOẠI THẦN KINH – BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đánh giá kết quả của can thiệp nhằm tối ưu sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) trong phẫu thuật tại khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang 157 bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật tại khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong hai giai đoạn: trước can thiệp (02/2018 – 05/2018) và sau can thiệp (06/2020 – 08/2020). Can thiệp bao gồm: ban hành và áp dụng hướng dẫn sử dụng KSDP chuẩn hoá và triển khai dược sĩ đi bệnh phòng hỗ trợ chuyên môn về dùng thuốc cùng bác sĩ và điều dưỡng. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân 54,8 ± 15,6, đa số người bệnh là nữ (52,2 %), phẫu thuật cột sống (68,8 %), phẫu thuật chương trình (85,4 %), phẫu thuật sạch nhiễm (96,2), điểm ASA <3 (83,4%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Chi phí kháng sinh giảm (chi phí kháng sinh giảm 376 000 VNĐ, tiết kiệm 44,74%, p <0,05). Ngày nằm viện sau phẫu thuật giảm từ 11,8 ngày xuống còn 7,6 ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,02). Năm 2018, 100% KSDP không hợp lý với phác đồ điều trị. Năm 2020, sử dụng KSDP phù hợp hơn, ceftazolin sử dụng nhiều hơn trong phẫu thuật, tỷ lệ hợp lý 100% về liều, đường dùng và thời gian dùng sau phẫu thuật. Kết luận: Việc ban hành hướng dẫn khánh sinh dự phòng và triển khai dược sĩ đi bệnh phòng đã góp phần tăng tối ưu sử dụng kháng sinh dự phòng tại Khoa phòng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
kháng sinh dự phòng, nhiễm trùng vết mổ
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Minh Phú, Nguyễn Minh Hoàng, Hoàng Thị Thu Hương (2021). Kết quả sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật tại khoa Ngoại chung, Bệnh viện Quân y 91. Tạp chí Y Dược học Quân sự số 1.
3. Anderson DJ et al. Antimicrobial prophylaxis for prevention of surgical site infection in adults. UpToDate. Accessed on March 25 (2016).
4. Berríos-Torres SI et al. Centers for Disease Control and Prevention Guideline for the Prevention of Surgical Site Infection, 2017. JAMA Surg. 2017;152(8):784–791.
5. Geroulanos S et al. Cephalosporins in surgical prophylaxis. J Chemother. 2001 Nov;13 Spec No 1(1):23-6.
6. Mu Y et al. Improving risk adjusted measures of surgical site infection for the National Healthcare Safely Network. Infection Control & Hospital Epidemiology. 2011 Oct;32(10):970-86.
7. Ling ML et al. The burden of healthcareassociated infections in Southeast Asia: a systematic literature review and meta-analysis. Clinical Infectious Diseases. 2015 Jun 1; 60(11):1690-9.
8. Turel MK et al. Survey of Prophylactic use of Antibiotics among Indian Neurosurgeons. Neurol India. 2021 Nov-Dec;69(6):1737-1742.