KHẢO SÁT MỘT SỐ TỰ KHÁNG THỂ THƯỜNG GẶP TRONG BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG

Nguyễn Hoàng Bắc1,2, Lưu Nguyễn Trung Thông 1, Mai Thị Bích Chi 1, Nguyễn Hữu Huy 1, Nguyễn Ngọc Bích Thảo 1, Huỳnh Ngọc Phương Thảo1,2, Nguyễn Thị Băng Sương 1,2,
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic lupus erythematosus, SLE) là một bệnh tự miễn mãn tính, chiếm 5% đến 7% dân số, là nguyên nhân phổ biến thứ 3 gây tử vong trên toàn thế giới. Sự xuất hiện một số kháng thể chống lại những kháng nguyên hạt nhân (ANA), là một đặc điểm nổi bật và cũng là cơ sở chẩn đoán. Phương pháp miễn dịch huỳnh quang (Immunofluorescence: IF) đang được ưu tiên do khả năng cho phép quan sát phân biệt nhiều dạng lắng đong huỳnh quang và gợi ý sự hiện diện các tự kháng thể đối với một số kháng nguyên nhất định có liên quan đến lâm sàng. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ sự xuất hiện của các tự tháng thể và mối liên quan với các chỉ số cận lâm sàng thường gặp trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Đối tượng-Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả cắt ngang. 70 bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định lupus ban đỏ hệ thống tại bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM trong từ 03/2021 – 01/2022. Kết quả: Trong 70 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống (tuổi trung bình ± độ lệch chuẩn, 35,57 ± 11,03), tỷ lệ nữ là 90% và nam là 10%. Kiểu lắng đọng huỳnh quang phổ biến là dạng đốm nhân và đồng nhất với tỷ lệ tương ứng là 61,4% và 12,9%. Tần suất dương tính 52,17% (Anti-dsDNA); 14,13% (C1q); 8,69% (Anti-Nucleosome); 7,61% Beta2-Glycoprotein IgG; 5,43% (Anti-SSA); 4,34% (Anti-SM). Trong đó các chỉ số huyết học, chức năng thận, bổ thể C3 C4 có liên quan có ý nghĩa với nhóm ANA và anti-ds DNA. Kết luận: Các kháng thể tự miễn thường được tìm thấy ở những bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. Trong đó kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp giúp gợi ý một số tự kháng thể thường gặp. Sự hiện diên của các tự kháng thể có liên quan đến một số chỉ số cận lâm sàng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Thu Hương, Nguyễn Tất Thắng (2013), Tỷ lệ kháng thể kháng nucleosome trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống – mối tương quan giữa kháng thể kháng nucleosome với ANA, Anti-dsDNA và độ hoạt động của bệnh. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 17(1), pp. 294-300.
2. Huỳnh Phan Phúc Linh, Lê Anh Thư (2014), Nghiên cứu một số kháng thể trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 18(2), 148-154.
3. Nguyễn Thị Chúc, Vũ Nguyệt Minh, Lê Hữu Doanh, Lê Huyền My (2017), Kết quả xét nghiệm tìm kháng thể kháng nhân bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp trên tế bào Hep - 2 của các bệnh nhân mắc bệnh tổ chức liên kết tự miễn. Tạp chí Nghiên cứu Y học Việt Nam, 106(1), 41-47.
4. A. Tayde, Agrawal, C., & Deshmukh, A. T. (2018), Comparison of immunofluorescence assay (IF) with ELISA in detection of antinuclear antibodies. Indian Journal of Pathology and Oncology, 5(3), 418-420.
5. Damoiseaux, J., von Mühlen, C. A., et al (2016), International consensus on ANA patterns (ICAP): the bumpy road towards a consensus on reporting ANA results. Autoimmunity Highlights, 7(1), 1-8.
6. Frodlund M,O. Dahlstrom, A. Kastbom et al (2013), Associations between antinuclear antibody staining patterns and clinical features of systemic lupus erythematosus: analysis of a regional Swedish register, BMJ Open, 3(10).
7. Hoffman IE, Peene I et al (2004), Specific antinuclear antibodies are associated with clinical features in lupus erythematosus, Ann Rheum Dis, 63, pp.1155-1158
8. Karumanchi, D., & Oommen, S. (2018), Evaluation of Diagnostic Significance and Cost Effectiveness of ELISA and IFA for the Diagnosis of Autoimmune Disorders, Immunome Research, 14(2), 1-6.
9. Rahman A, Isenberg DA (2008), Systemic Lupus Erythematosus, N Engl J Med, 358, pp. 929-939
10. El-Chennawi, F.A, et al (2009). Comparative study of antinuclear antibody detection by indirect immunofluorescence and enzyme immunoassay in lupus patients. Immunol Invest, 38(8), 50-839.